Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
Đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về quyền bào chữa của người chưa thành niên trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Triển khai quy định “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” của Hiến pháp 2013 trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự
Khoản 3 Điều 31 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ làm rõ nội dung của quy định đã nêu, đồng thời khảo sát, đánh giá quy định hiện hành của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong việc cụ thể hóa quy định này. Trên cơ sở tham khảo quy định của các văn kiện quốc tế về quyền con người và kinh nghiệm lập pháp của một số nước, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định liên quan của Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung
Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013 và vấn đề sửa đổi một số quy định liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
Quyền được suy đoán vô tội là quyền cơ bản của người bị buộc tội. Thực hiện tốt quyền này chính là cách thức để người bị buộc tội có thể tự bảo vệ mình trong quá trình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, sau 11 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, các quy định nhằm thực hiện quyền được suy đoán vô tội đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Hiến pháp năm 2013 được ban hành với những điểm mới về quyền được suy đoán vô tội đã trở thành cơ sở hiến định mới quan trọng và cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền đặc biệt này.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bàn về một số vướng mắc trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về quyền kháng cáo
Việc ghi nhận quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự (TTHS) là một cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của các bản án được thi hành. Pháp luật đã quy định khá cụ thể cách thức, thủ tục cũng như những đảm bảo thi hành từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm có hiệu lực, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) về quyền kháng cáo cũng đã dần bộc lộ những hạn chế cần sửa đổi.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
Ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại là một nhu cầu cấp thiết. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại; làm sáng tỏ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật vả thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Bài viết phân tích, làm rõ những quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và cơ chế bảo vệ các quyền này. Đồng thời, bài viết phân tích, đánh giá những quy định hiện hành về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự
Những quy định mới của Hiến pháp 2013 về quyền bào chữa và việc hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
Quyền bào chữa là quyền cơ bản của người bị buộc tội được tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trước những cáo buộc của cơ quan có thẩm quyền về một hành vi phạm tội. Bài viết phân tích và đánh giá các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền bào chữa của người bị buộc tội trong mối liên hệ với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và những nội dung liên quan trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, qua đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong quy định của pháp luật về quyền bào chữa, đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự
Sửa đổi BLTTHS theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp 2013
Chiến lược cải cách tư pháp coi một trong những mục tiêu cơ bản của cải cách là bảo đảm để Tòa án có vị trí trung tâm trong hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp và xét xử là hoạt động trọng tâm trong cả quá trình tố tụng. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã quy định rõ thiên chức trọng yếu của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xác định nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử. Yêu cầu về tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân đòi hỏi một quá trình tố tụng công bằng, đề cao tranh tụng, tự do trình bày chứng cứ, chứng minh; triệt để áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc về quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Hình sự/ Tố tụng hình sự