Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần các tội phạm
Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)
[SO SÁNH] Bảng so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 và 2015
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần các tội phạm/ Luật Hình sự – Phần chung
Hoàn thiện quy định về hiệu lực theo không gian của Bộ luật Hình sự 1999
Trên cơ sở phân tích căn cứ xác lập hiệu lực theo không gian của luật hình sự các nước trên thế giới nói chung và Bộ Luật Hình sư (BLHS) Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nói riêng, bài viết này thảo luận những điểm còn hạn chế trong quy định hiện hành của BLHS Việt Nam về hiệu lực theo không gian. Trong bối cảnh nước ta đang xem xét sửa đổi BLHS, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định liên quan của BLHS Việt Nam như quy định rõ hiệu lực của BLHS đối với tội phạm thực hiện trên lãnh thổ mở rộng của quốc gia, xác lập hiệu lực của BLHS dựa trên nguyên tắc quốc tịch bị động và an ninh quốc gia để bảo vệ tốt hơn công dân và lợi ích của quốc gia, xác định rõ những trường hợp tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về không truy cứu hai lần vì cùng một hành vi phạm tội trong BLHS.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn
Ngày 7/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn năm 1984 sau đây gọi tắt là CAT. Điều này đã thể hiện chủ trương cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những thủ tục pháp lý cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của Công ước này. Khi Công ước được thực thi tại Việt Nam sẽ đặt ra các nghĩa vụ quốc gia, trong đó nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của Công ước, cụ thể là tội phạm hóa hành vi tra tấn vào pháp luật hình sự. Đây là nghĩa vụ quan trọng vì tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ nạn nhân và xây dựng chính sách để ngăn ngừa hành vi tra tấn. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung phân tích quy định Điều 1 và Điều 4 của Công ước, đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 để đánh giá mức độ tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy định công ước và tham khảo quy định của BLHS Liên bang Nga, Đức và Trung Quốc. Từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra hai đề xuất cơ bản: một là tội phạm hóa hành vi tra tấn theo quy định của Công ước bằng cách quy định Tội tra tấn người khác trong khi thi hành công vụ quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ; hai là bãi bỏ Tội dùng nhục hình quy định tại Điều 298 BLHS 1999.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế
Tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội’’ và phương hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đáp ứng yêu cầu phòng, chống bỏ lọt tội phạm
“Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” là một tội phạm mới được quy định tại Điều 294 BLHS năm 1999. Đây được coi là một trong những tội không đơn giản trong việc thống nhất nhận thức về mặt lý luận lại vừa khó phát hiện, xử lý trên thực tế, bởi vì hiện còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến hành vi khách quan, vấn đề chủ thể của tội phạm, việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội… Bài viết trao đổi về một số vấn đề còn tồn tại trong quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để áp dụng luật hình sự có hiệu quả đối với tội phạm này.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần các tội phạm
Kiến nghị bổ sung quy định về nơi thực hiện tội phạm trong Bộ luật Hình sự 1999
Việc xác định nơi thực hiện tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình áp dụng hiệu lực về không gian của BLHS, nhất là khi hành vi phạm tội hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra ở các quốc gia khác nhau hoặc mỗi người đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình ở các quốc gia khác nhau… Tuy nhiên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam chưa định nghĩa về khái niệm này. Trong bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu các quan điểm về nơi thực hiện tội phạm trong khoa học luật hình sự, quy định của BLHS một số quốc gia và một số điều ước quốc tế có liên quan. Từ đó, tác giả đề xuất bổ sung khái niệm nơi thực hiện tội phạm trong BLHS Việt Nam năm 1999.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các hình phạt chính không tước tự do
Bài viết tập trung vào ba nội dung: xác định các định hướng chung và cụ thể cho việc hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do; đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, thực tiễn áp dụng và quy định của Dự thảo về các hình phạt chính không tước tự do; qua đó đề xuất các kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung