Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm mới quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó có quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhằm bảo vệ cũng như tôn trọng các quyền của bị hại trong vụ án hình sự. Sau hơn 2 năm áp dụng quy định này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bộc lộ một số những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu ra một số những khó khăn mà các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như bị hại gặp phải thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thời gian tới.
Bị hại
Quyền riêng tư của người bị hại dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Quyền buộc tội của người bị hại trong tố tụng hình sự
Quyền buộc tội trong tố tụng hình sự là quyền năng pháp lý đặc biệt nhằm xác định tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Quyền buộc tội của người bị hại thể hiện trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại, bao gồm quyền đưa ra yêu cầu khởi tố và trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định hiện hành vẫn còn nhiều điểmchưa phù hợp và đang bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Bài viết này phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những hạn chế đối với quyền buộc tội của người bị hại trong tố tụng hình sự, qua đó đề xuất một số phương hướng để hoàn thiện các quy định liên quan.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
Ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại là một nhu cầu cấp thiết. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại; làm sáng tỏ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật vả thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bị hại, đương sự trong vụ án hình sự
Bị hại, các đương sự trong vụ án hình sự là những chủ thể tham gia tố tụng hình sự, tính chất dân sự trong các yêu cầu của họ tạo nên tính đặc thù về địa vị pháp lý khi họ tham gia tố tụng. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bị hại, các đương sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là cần thiết. BLTTHS năm 2015 đã có sự chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung quan trọng các quy định về bị hại, đương sự trong vụ án hình sự với tinh thần mở rộng và cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ, bảo đảm sự bình đẳng của bị hại, đương sự. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích những điểm mới trong quy định của BLTTHS năm 2015 về người bị hại, đương sự và một số yêu cầu bảo đảm tính khả thi trong thực tế áp dụng.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Bị hại là gì? Quy định về bị hại trong tố tụng hình sự?
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Người bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại, đương sự trong tố tụng hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự