Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự phát triển vượt bậc về quyền con người, trong đó có quyền được sống trong môi trường trong lành. Tuy nhiên, thực tiễn kiểm tra, thanh tra cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) còn diễn ra phổ biến. Đặc biệt trong thời gian qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có nhiều nội dung mới cần được triển khai trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó, bài viết phân tích thực tiễn hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và một số giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện.
Bảo vệ môi trường
Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế
Ô nhiễm không khí – Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường
Chuyên mục: Môi trường
Pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế trong việc bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế ở Việt Nam
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Môi trường
Bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải
Chuyên mục: Môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường và Hiệp định TBT trong khuôn khổ WTO qua vụ tranh chấp Hoa Kỳ – cá ngừ II
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014
Ngày 23/6/2014, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, với nhiều nội dung mang tính cụ thể hơn. Luật này có hiệu lực ngày 01/01 /2015. Bài viết giới thiệu một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014 so với Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Chuyên mục: Môi trường
Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Thực tiễn phát triển của quy định pháp luật Việt Nam cho thấy luôn có một quy trình thẩm định rất kỹ về vấn đề xử lý môi trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Có thể khẳng định chính sách, pháp luật môi trường không có chủ trương đánh đổi môi trường để lấy dự án. Tuy nhiên hiệu quả của tác động của pháp luật lại trực tiếp phụ thuộc vào cơ chế thực thi.
Chuyên mục: Đầu tư/ Đầu tư quốc tế/ Môi trường/ Quốc tế
Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: Kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo yêu cầu của phát triển bền vững, việc áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa tác động xấu tới môi trường do các hoạt động kinh tế, công nghiệp gây ra, bao gồm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, là cần thiết đối với Việt Nam. Mục đích của bài viết là đưa ra một số lưu ý cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp hay thay đổi pháp luật để bảo vệ môi trường mà không trái với các cam kết đầu tư quốc tế đã ký. Để đạt được điều này, bài viết giới thiệu ngắn gọn một số quy định về bảo vệ môi trường tại các hiệp định đầu tư quốc tế. Sau đó bài viết tập trung phân tích một số vụ kiện mà nhà đầu tư nước ngoài đã khởi kiện một số nhà nước để tìm hiểu tại sao biện pháp bảo vệ môi trường được chấp nhận hay không nhằm rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Đầu tư/ Đầu tư quốc tế
Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường
Bài viết phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường tại vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tài phán đối với hai lĩnh vực nói trên và việc thực thi quyền tài phán, bao gồm quyền kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quyền truy đuổi đối với các tàu thuyền vi phạm của lực lượng tuần tra kiểm soát trên biển và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường biển.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế