Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã cùng các quốc gia ASEAN khác tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quốc tế chung của ASEAN, trong đó có các điều ước quốc tế về đầu tư trong khuôn khổ nội khối và với các nước ngoài khối. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những bước tiến lớn trong cải cách pháp luật về đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2020, Việt Nam tiếp tục đánh dấu tiến trình cải cách pháp luật về đầu tư thông qua việc ban hành Luật Đầu tư năm 2020 với các nội dung hướng tới thu hút đầu tư, phát triển bền vững và thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019
Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật là một trong những chỉ số sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá, xếp thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới. Bài viết tập trung đề cập về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019, (có sự so sánh với năm 2018) theo đánh giá của WEF. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần cải thiện điểm số, nâng thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật và chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của ASEAN
Theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), một trong những điều kiện để hàng hóa được hưởng các ưu đãi thương mại trong trao đổi thương mại nội khối là phải có xuất xứ ASEAN. Hiệp định ATIGA và những phụ lục kèm theo đã ghi nhận các quy định về điều kiện, cũng như thủ tục để doanh nghiệp có thể chứng minh xuất xứ hàng hóa và nộp đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên cách thức này trên thực tế đã bộc lộ khá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp do sự phức tạp về thủ tục và tốn kém về chi phí, thời gian. Do vậy, bên cạnh cách thức truyền thống mà ATIGA quy định, hiện nay ASEAN đang triển khai cách thức chứng nhận xuất hàng hóa khác với tên gọi là tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các dự án thí điểm đang được thực hiện tại hầu hết các nước thành viên. Bài viết tập trung phân tích, bình luận và đánh giá hai cách thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà ASEAN hiện đang triển khai: (i) cấp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên thực hiện và (ii) tự chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tiến hành.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Pháp luật thuế nội địa Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN
Bài viết nghiên cứu, phân tích những vấn đề mà ASEAN Economic Community (AEC) đặt ra cho pháp luật thuế nội địa Việt Nam; những giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế nội địa nhằm đạt được các mục tiêu: i) bảo đảm sự hài hòa về pháp luật thuế nội địa giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN, (ii) bảo đảm thuế nội địa là công cụ hiệu quả trong điều tiết vĩ mô kinh tế-xã hội, tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển, từ đó phát huy tối đa những thuận lợi mà AEC mang lại, iii) bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong điều kiện thuế nhập khẩu ngày càng giảm do Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Chuyên mục: Luật Thuế/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Quy định trong khuôn khổ ASEAN về tự do hóa giao dịch vốn – Tác động đối với các hoạt động đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Thông qua phân tích các văn bản trong khuôn khổ ASEAN và pháp luật Việt Nam, bài viết làm rõ hai vấn đề chính: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) vẫn chưa có hiệp định cụ thể điều chỉnh giao dịch vốn giữa các quốc gia ASEAN mà chỉ dừng lại ở các tuyên bố, mục tiêu và kế hoạch; do chưa có hiệp định cụ thể điều chỉnh, Việt Nam khá chủ động trong xây dựng pháp luật và chính sách liên quan đến giao dịch vốn. Tùy hình thức đầu tư cụ thể và tính chất của dòng vốn, pháp luật về quản lý ngoại hối có những cách thức điều chỉnh khác nhau và sự điều chỉnh này tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Thương mại/ Đầu tư quốc tế/ Thương mại quốc tế
Hiệp định về tự do di chuyển thể nhân trong ASEAN và tác động đối với Việt Nam
Bộ trưởng kinh tế ASEAN ký kết Hiệp định về Tự do di chuyển thể nhân (MNP) năm 2012, chính thức có hiệu lực ngày 14/6/2016. Hiệp định này là khuôn khổ pháp lý cho việc di chuyển thể nhân qua biên giới trong, từ đó góp phần thành lập một thị trường chung ASEAN. Bài viết phân tích những vấn đề pháp lý của MNP với bốn vấn đề cơ bản sau đây: (i) khái quát về AEC và di chuyển thể nhân; (ii) những nội dung cơ bản của MNP về di chuyển thể nhân; (iii) tác động của hiệp định trong việc thành lập một thị trường đơn nhất và tự do di chuyển con người; (iv) vấn đề đặt ra trong việc thực thi hiệp định đối với Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Bài viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý của hiện tượng chệch hướng thương mại phát sinh từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ, thông qua việc phân tích các quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong khuôn khổ hiệp định ban hành bởi ASEAN và các hiệp định thương mại ASEAN ký kết với quốc gia ngoại khối. Từ đó, bài viết kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Thực thi hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN: Những vấn đề từ sự chồng chéo trong các cam kết bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã có hiệu lực năm 2012 tạo ra một công cụ pháp lý hỗ trợ đầu tư trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tuy nhiên, một mối quan tâm mới phát sinh liên quan đến “số phận” của 26 hiệp định đầu tư song phương (BIT) tồn tại giữa các nước ASEAN. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho các chính phủ ASEAN về tiêu chuẩn áp dụng cho bảo hộ đầu tư đối với nhà đầu tư ASEAN. Bài viết phân tích về những vấn đề pháp lý liên quan tới sự tồn tại song song của các hiệp định bảo hộ đầu tư tại ASEAN, đặc biệt đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra kiến nghị để giải quyết thực trạng này.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Thương mại/ Đầu tư quốc tế/ Thương mại quốc tế
Cộng đồng kinh tế ASEAN: Những thách thức về thể chế cho sự vận hành
Bài viết nghiên cứu những thách thức mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) phải đối mặt và giải quyết từ góc độ thể chế. Cụ thể, bài viết phân tích những thách thức từ việc lựa chọn mô hình thích hợp, những bất cập từ việc tổ chức bộ máy điều hành, cơ chế ra quyết định vốn dựa trên sự đảm bảo nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” và cơ chế thông qua quyết định theo “nguyên tắc đồng thuận”. Ngoài ra, bài viết cũng nghiên cứu cơ chế giám sát, giải quyết tranh chấp, cuối cùng là cơ chế nhằm phản ánh và khắc phục hợp lý sự khác biệt, chênh lệch về trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Những phân tích này sẽ đi cùng với các đề xuất kiến nghị nhằm khắc phục những thách thức đó.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế