Vấn đề gia nhập Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án của Liên minh Châu Âu – Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
TÓM TẮT
Việc gia nhập của Singapore và hành động ký kết Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án của Trung Quốc đã mang lại sự quan tâm đáng kể cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Những thách thức trong việc hài hòa giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với nội dung của Công ước là vấn đề cần được xem xét khi cân nhắc việc gia nhập. Việc gia nhập của Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cho quá trình xác định và giải quyết các xung đột và có sự chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về những thách thức của Việt Nam khi gia nhập Công ước dựa trên nghiên cứu so sánh cũng như phân tích về tư pháp quốc tế hiện hành của Việt Nam.
Xem thêm:
- Xác định thế nào là “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” trong thực tiễn xét xử – LS. Lê Hồng Sơn
- Mô hình Tòa án thương mại quốc tế Singapore (SICC) – Kinh nghiệm tham khảo cho hệ thống Tòa án Việt Nam – TS. Phan Hoài Nam
- Học thuyết forum non conveniens trong tư pháp quốc tế Hoa Kỳ – Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam – TS. Phan Hoài Nam
TỪ KHÓA: Công ước Hague, Thỏa thuận lựa chọn Tòa án
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án1 (gọi tắt là Công ước) ra đời với phạm vi điều chỉnh hẹp hơn so với kỳ vọng ban đầu2 dựa trên ba nền tảng chính: (i) Tòa 1 Công ước được thông qua vào ngày 30/6/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2015 đối với với EU, 27 quốc gia thành viên EU và Mexico. Từ ngày 01/10/2016 có thêm thành viên mới đến từ khu vực châu Á là Singapore. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Ukraina, Montenegro và Trung Quốc cũng đã tiến hành ký gia nhập Công ước và đang chờ thủ tục phê chuẩn. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này, Công ước cũng nhận được sự quan tâm và cân nhắc cho việc tham gia của một số các quốc gia khác như Nga, New Zealand, Australia, Serbia, Canada, Argentina và Costa Rica. Xem: Báo cáo của Marta Pertegás, Trưởng ban Thư ký Hội nghị Hague về tư pháp quốc tế tại Hội thảo về sự phê chuẩn của EU đối với Công ước Hague năm 2005 được tổ chức tại Anh vào ngày 13/11/2015, https://www.hcch.net/en/publications-and-studies/ details4/?pid=6446&dtid=55, truy cập ngày 21/3/2018. 2 Christian Schulze, “The 2005 Hague Convention on Choice of Court Agreements”, South African Mercantile Law Journal, No. 19, 2007, tr. 141. án của quốc gia thành viên được lựa chọn thông qua thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền3 phải có nghĩa vụ thực thi thẩm quyền; (ii) Tòa án của các quốc gia thành viên không được lựa chọn phải có nghĩa vụ từ chối thẩm quyền khi có thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền; (iii) một phán quyết được tuyên bởi Tòa án được lựa chọn phải 3 Có hai loại thỏa thuận lựa chọn Tòa án: thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền sẽ làm phát sinh thẩm quyền độc quyền cho cơ quan tòa án được lựa chọn, các tòa án khác phải có nghĩa vụ từ chối thẩm quyền, trừ trường hợp thỏa thuận không hợp pháp. Thỏa thuận lựa chọn Tòa án không độc quyền sẽ làm phát sinh thẩm quyền cho cơ quan tòa án được lựa chọn, nhưng không cản trở các Tòa án khác thực hiện thẩm quyền. Xem: Điều 3 Công ước La Haye năm 2005 về lựa chọn Tòa án; James Fawcett, “Non-Exclusive Jurisdiction Agreements in Private Interna tional Law”, Lloyd’s Mar. & Com. L. Q., 2001, tr. 234; Phan Hoài Nam, “Thẩm quyền của Tòa án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài – Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 7/2016. THOMAS HOFFMANN Khoa Luật, Đại học Công nghệ Tallinn, Estonia Tallinn University of Technology, Estonia Email: Thomas.Hoffmann@ttu.ee PHAN HOÀI NAM Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh International law Department, Hochiminh city University of Law Email: phnam@hcmulaw.edu.vn LUẬT QUỐC TẾ 71 được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên khác. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao thương với các đối tác khác nhau trên thế giới có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế. Như vậy, với nhu cầu bảo đảm tính hiệu quả trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động ngoại thương, có thể thấy, việc trở thành thành viên của Công ước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước lẫn ở nước ngoài.
Với mục tiêu hình thành nên khu vực tư pháp chung, EU đã tiến hành nhất thể hóa và ban hành nhiều đạo luật khác nhau trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, trong đó có các văn bản quy định về việc xác định thẩm quyền, cũng như vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Có thể kể đến Công ước Brussels năm 1968, Nghị định Brussels I năm 2000 và hiện nay là Nghị định Brussels I Recast năm 2012.4 Từ đó, cùng với tham vọng mở rộng khu vực tư pháp chung với các đối tác truyền thống và có trao đổi thương mại lớn với Liên minh và các nước thành viên, EU đã ủng hộ ý tưởng hình thành Công ước và sau đó tiến hành phê chuẩn Công ước để trở thành thành viên với tư cách là một tổ chức kinh tế dựa trên quy định tại Điều 29 của Công ước. Theo quy định tại khoản 2, Điều 216 của Hiệp ước về các chức năng của EU (TFEU), Công ước sẽ có giá trị ràng buộc đối với EU và cả các quốc gia thành viên EU, ngoại trừ Đan Mạch. Việc ký và phê chuẩn Công ước của EU được dựa trên nền tảng 4 mục tiêu:5 (i) tạo nên cơ sở pháp lý chắc chắn cho hoạt động của các 4 Lưu ý rằng, các văn bản này chỉ có giá trị áp dụng giữa các thành viên EU với nhau (ngoại trừ Đan Mạch). 5 Bốn mục tiêu này được xác định tại: DirectorateGeneral Justice, Freedom and Security, “Study to inform an Impact Assessment on the Ratification of the Hague Convention on Choice of Court Agreements by the European Community”, 2007, tr. 31, http://ec.europa. eu/justice/civil/files/ia_choice_courts_agreement_ en.pdf, truy cập ngày 01/4/2018. nhà hoạt động kinh tế của EU (EU economic operators) thông qua sự tôn trọng về tính ưu tiên của thỏa thuận lựa chọn Tòa án cho việc giải quyết tranh chấp (GQTC) thương mại quốc tế của các bên; (ii) làm tăng tính có thể dự đoán cho thỏa thuận lựa chọn Tòa án trong việc GQTC thương mại quốc tế liên quan đến các nhà hoạt động kinh tế của EU; (iii) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà hoạt động kinh tế của EU trong việc lựa chọn Tòa án của quốc gia nơi có xu hướng bảo vệ chủ thể yếu thế tốt nhất; (iv) đẩy mạnh việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà hoạt động kinh tế của EU (dựa trên khuôn khổ pháp luật EU) tại Tòa án trong quá trình GQTC thương mại quốc tế liên quan đến các chủ thể này bên ngoài EU.
Công ước được xem là công cụ pháp lý thứ hai tại EU, áp dụng song song với Nghị định Brussels I Recast6 để điều chỉnh vấn đề xác định thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết của Tòa án được các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn. Dựa theo quy định tại Điều 26 của Công ước về mối quan hệ giữa Công ước và các công cụ pháp lý quốc tế khác, Công ước sẽ có giá trị áp dụng ưu tiên hơn so với Nghị định Brussels khi có sự khác nhau về cùng một vấn đề, trừ khi các bên đều cùng cư trú tại EU.7 Trong số các vấn đề có thể dẫn đến sự khác nhau đó, nổi bật nhất là hai vấn đề liên quan đến nguyên tắc lis pendens và quy chế liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Để giải quyết các mối quan hệ này, EU đã thực hiện các giải pháp như sau: * Về nguyên tắc lis pendens Trước đây có một sự khác biệt khá lớn giữa Nghị định Brussels I năm 20008 và Công ước 6 Nghị định 1215/2012 của Liên minh châu Âu về thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết về các vấn đề dân sự và thương mại, có hiệu lực thay thế Nghị định Brussels I Recast từ ngày 10/1/2015. 7 Masato Dogauchi and Trevor Hartley, “Explanatory Report on the 2005 Hague Choice of Court Agreements Convention”, HCCH Publications, 2012, tr. 267, www. hcch.net/upload/expl37e.pdf, truy cập ngày 27/3/2018. 8 Nghị định 44/2001 của Liên minh châu Âu về thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết về các vấn đề dân sự và thương mại. 72 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 08(120)/2018 khi quy định về vấn đề thứ tự ưu tiên trong việc xác định thẩm quyền: Nghị định Brussels I năm 2000 ưu tiên xem xét và trao thẩm quyền cho Tòa án thụ lý đầu tiên dựa theo nguyên tắc lis pendens. Ngay cả khi các bên đã tham gia một cách vô điều kiện tại Tòa án được lựa chọn bởi các bên thì tiến trình tố tụng vẫn có thể được diễn ra tiếp tục tại Tòa án đã thụ lý đầu tiên.9 Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nghĩa vụ của Tòa án được chọn, cũng như đến việc giới hạn nghĩa vụ của Tòa án không được lựa chọn trong việc xem xét khả năng thụ lý và từ chối thẩm quyền và ảnh hưởng này đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài. Chính vì vậy, sự cân bằng giữa việc sử dụng nguyên tắc lis pendens với quyền lựa chọn Tòa án đã được xem xét bởi Văn phòng Thường trực của Hội nghị quốc tế La Haye về tư pháp quốc tế (TPQT).10 Sau đó, với khuyến nghị của cơ quan này, nội dung quy định về nguyên tắc lis pendens đã được điều chỉnh lại trong Nghị định Brussels I Recast dựa trên tinh thần của như Công ước, nhằm ưu tiên thẩm quyền của Tòa án theo sự thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền của các bên.11 * Về quy chế liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Tại thời điểm phê chuẩn Công ước, theo pháp luật EU, hợp đồng bảo hiểm được xếp vào nhóm quan hệ có sự tham gia của chủ thể có vị trí yếu thế (cùng với hợp đồng tiêu dùng và hợp đồng lao động cá nhân).12 Các chế độ Brussels13 đều có quy định riêng cho loại hợp đồng này trong việc xác định thẩm quyền dựa trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án. Theo đó, với vị thế không ngang bằng nhau khi các bên thiết lập hợp đồng 9 Ekaterina Ivanova, “Choice of Court Clauses and Lis Pendens under Brussels I Regulation”, Merkourios 2010, Vol. 27/Issue 71, 2010, tr. 14. 10 Marta Pertegás, “The Brussels I Regulation and the Hague Convention on Choice of Court Agreements”, The ERA Annual Conference on Private International and Business Law, held on 8–9 October, 2009 in Trier, ERA Forum (2010) 11, 2010, tr. 24. 11 Nội dung này được quy định tại Điều 31 của Nghị định. 12 Michael Bogdan, Concise Introduction to EU Private International Law¸ Europa Law Publishing, 2nd ed, 2012, tr. 53. 13 Bao gồm Công ước Brussels 1968, Nghị định Brussels I năm 2000 và Nghị định Brussels I Recast. bảo hiểm, vì thông thường, bên mua bảo hiểm phải ký vào hợp đồng có sẵn được chuẩn bị bởi bên cung cấp bảo hiểm, EU chỉ cho phép thỏa thuận lựa chọn Tòa án được lập sau khi tranh chấp đã xảy ra. Sự tồn tại của quy định này nhằm mục đích bảo vệ các chủ thể “yếu thế” là bên được bảo hiểm hoặc bên hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nội dung quy định không được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của Công ước. Do đó, giải pháp được EU sử dụng để có thể phê chuẩn và thực thi Công ước là tuyên bố bảo lưu cho vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở có chọn lọc các quan hệ cụ thể. Như vậy, xét về mối quan hệ và giá trị hiệu lực của các văn bản có liên quan, Nghị định Brussels I Recast sẽ có giá trị áp dụng cho việc giải quyết các vấn đề về thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết của Tòa án giữa các quốc gia thành viên EU với nhau ngoại trừ Đan Mạch,14 trong đó có điều chỉnh về vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền. Đối với các quan hệ có liên quan đến các chủ thể đến từ EU với các chủ thể khác đến từ các quốc gia thành viên còn lại của Công ước (hiện nay là Mexico và Singapore) sẽ áp dụng các quy định của Công ước để điều chỉnh về vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên với pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các vụ việc dân sự (VVDS) có yếu tố nước ngoài (YTNN) tại khoản 3 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự (gọi tắt là BLTTDS) năm 2015. Theo đó, BLTTDS năm 2015 được áp dụng đối với việc giải quyết VVDS có YTNN, trừ trường hợp ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó. Như vậy, nếu trở thành thành viên Công ước, Việt Nam có thể thực hiện theo một trong hai phương án: 14 Quyết định số 2006/325/EC, Nghị định Brussels I 2000 sẽ loại trừ phạm vi áp dụng trên lãnh thổ của Vương quốc Đan Mạch, http://eur-lex.europa.eu/legalcontent/EN/ALL/?uri=CELEX%3A32006D0325, truy cập ngày 26/3/2018. LUẬT QUỐC TẾ 73 – Phương án thứ nhất, áp dụng trực tiếp Công ước cho các mối quan hệ phát sinh liên quan đến các chủ thể đến từ các quốc gia thành viên. Phương án này được xác định dựa theo quy định tại đoạn đầu của khoản 2 Điều 6 Luật ĐƯQT năm 2016. Theo đó, “căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện”. Ưu điểm của phương án này là không cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó. Tuy nhiên, với trình độ và kiến thức về luật pháp quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hiện nay còn hạn chế thì việc mở rộng áp dụng trực tiếp ĐƯQT sẽ có thể gây nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến giải thích và áp dụng sai ĐƯQT. Lấy ví dụ như ngôn ngữ sử dụng trong Công ước và cách thức giải thích của Công ước có điểm đặc trưng riêng biệt so với quy định pháp luật quốc gia như vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền, thỏa thuận lựa chọn Tòa án không độc quyền, thẩm quyền riêng biệt, chính sách công… – Phương án thứ hai, tiến hành nội luật hóa các quy định của Công ước. Khi đó, nội dung của Công ước sẽ trở thành nội dung của pháp luật nội địa, áp dụng chung cho các lĩnh vực của TPQT. Cơ sở pháp lý cho phương án này được quy định tại đoạn cuối của khoản 2 Điều 6 Luật ĐƯQT năm 2016. Theo đó, “căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi… quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT đó”. Phương án này có ưu điểm là việc nội luật hóa các ĐƯQT vào trong VBQPPL sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân dễ tiếp cận, hiểu đúng hơn các quy định của ĐƯQT, bảo đảm được nguyên tắc mang tính hiến định được quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Tuy nhiên, việc tiến hành nội luật hóa lại tốn kém về thời gian và chi phí. Việc lựa chọn phương án nào để gia nhập Công ước cần được nghiên cứu và cân nhắc bằng một công trình khác. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương án nào thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật Việt Nam về thỏa thuận lựa chọn Tòa án và về công nhận, cho thi hành phán quyết của Tòa án trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn được chúng tôi cho là cần thiết trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam. Trong đó, những chuẩn mực về các vấn đề này trong Công ước sẽ là hình mẫu để Việt Nam có thể nghiên cứu và tiếp nhận nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật nội địa.
Công ước đã xác định rõ phạm vi của thỏa thuận lựa chọn Tòa án chỉ áp dụng đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự và TMQT, trừ các vấn đề được loại trừ theo khoản 2 Điều 2 và Điều 21 của Công ước. Cụ thể, khoản 2 Điều 2 quy định các trường hợp loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Công ước.15 Điều 21 của Công ước cho phép các quốc gia thành viên được quyền tuyên bố bảo lưu theo hướng loại trừ một số các quan hệ cụ thể ngoài các quan hệ được liệt kê tại khoản 2 Điều 2. Tuy nhiên, các vấn đề bị loại trừ này phải mang tính rõ ràng và cụ thể, quốc gia tuyên bố phải có nghĩa vụ chứng minh tính cần thiết của nó liên quan đến việc bảo vệ những lợi ích quốc gia “đủ mạnh” để phải loại trừ vấn đề đó. Quy định này được ra đời nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên tranh chấp với vấn đề thực thi quyền tài phán của quốc gia. Theo đó, 15 Bao gồm các vấn đề liên quan đến: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân; nghĩa vụ cấp dưỡng; các vấn đề về gia đình khác bao gồm chế độ sở hữu tài sản trong thời kỳ hôn nhân, các quyền và nghĩa vụ khác phát sinh từ hôn nhân hoặc mối quan hệ tương tự; di chúc và thừa kế; phá sản; vận chuyển hành khách và hàng hóa; ô nhiễm biển, giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải, tổn thất chung, và lai dắt cứu hộ cứu nạn; các vấn đề về cạnh tranh; quyền về tài sản là bất động sản và hoạt động cho thuê bất động sản; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và sai phạm cá nhân gây ra thiệt hại đối với tài sản hữu hình mà không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; thời hạn hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ ngoài quyền tác giả và các quyền có liên quan; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngoài quyền tác giả và các quyền có liên quan ngoại trừ sự xâm phạm dẫn đến tiến trình bồi thường thiệt hại hợp đồng giữa các bên… 74 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 08(120)/2018 quyền tự định đoạt của các bên trong việc quyết định lựa chọn địa điểm GQTC sẽ không làm xâm hại đến việc thực thi chủ quyền quốc gia hay vấn đề bảo hộ công dân, pháp nhân, các bên có vị trí yếu thế như người tiêu dùng, người lao động… Đối với EU, theo Điều 3 của Quyết định số 2014/887/EU về việc phê chuẩn Công ước Hague năm 2005, EU tuyên bố bảo lưu các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm với những mức độ cụ thể dựa trên nội dung tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định, dựa theo sự cho phép của Điều 21 của Công ước.16 Như đã trình bày ở trên, mục đích của việc tuyên bố bảo lưu là nhằm hướng đến việc bảo vệ các chủ thể “yếu thế” là bên được bảo hiểm hoặc bên hưởng lợi. Do đó, việc tuyên bố bảo lưu sẽ không áp dụng cho các hợp đồng tái bảo hiểm17 và các hợp đồng có rủi ro lớn. Tuy nhiên, theo mục 7 Lời nói đầu của Quyết định, việc tuyên bố này có thể sẽ được xem xét lại sau quá trình thực thi và đánh giá lại nhu cầu áp dụng tuyên bố bảo lưu dựa trên tuyên bố tại Phụ lục 2 của Quyết định 2014. Đối với Việt Nam, quy định về phạm vi của thỏa thuận lựa chọn Tòa án chưa thật sự rõ ràng. Điều này dẫn đến cách hiểu rằng chỉ có các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi đạo luật có quy định về thỏa thuận lựa chọn Tòa án mới cho phép các bên được quyền thỏa thuận, nếu không quy định thì không được quyền thỏa thuận. Nếu hiểu theo cách này, có thể thấy, phạm vi của thỏa thuận lựa chọn Tòa án tại Việt Nam đã bị giới hạn chỉ cho hai lĩnh vực là đầu tư và hàng hải. Điều này có thể không phù hợp với ý định của nhà lập pháp khi lần đầu tiên đưa nội dung quy định về thỏa thuận lựa chọn Tòa 16 Đoạn 2 của Phụ lục 1 liệt kê các điều kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, bao gồm: phải là hợp đồng tái bảo hiểm, thỏa thuận lựa chọn Tòa án được lập sau khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng liên quan đến rủi ro không lớn… 17 Tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm khác nhau (công ty tái bảo hiểm). Nói cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. án vào BLTTDS năm 201518 và cách hiểu này sẽ không khác với thực trạng của quy định pháp luật về thỏa thuận lựa chọn Tòa án ở thời điểm trước khi BLTTDS năm 2015 được ra đời. Nếu hiểu BLTTDS năm 2015 mở rộng quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án cho tất cả các quan hệ dân sự có YTNN tại Việt Nam thì chưa phù hợp với thực tiễn cũng như thông lệ các nước. Do đó, quy định về phạm vi của quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án trong BLTTDS năm 2015 cần phải được làm rõ nhằm bảo đảm việc hiểu đúng và thống nhất về quy định này trên thực tế. Ngoài ra, với cách hiểu này, phạm vi loại trừ thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài hầu như chỉ được xác định gián tiếp thông qua quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài tại Điều 439 và 440 BLTTDS năm 2015. Theo đó, nếu phán quyết liên quan đến các tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470 thì Tòa án Việt Nam sẽ không công nhận và cho thi hành. Như vậy, phạm vi của thỏa thuận này sẽ bị giới hạn bởi các quy định về thẩm quyền riêng biệt theo BLTTDS và mang tính hẹp hơn so với Công ước. Ví dụ, đối với các vụ việc liên quan đến bất động sản, BLTTDS năm 2015 chỉ quy định các vấn đề liên quan đến quyền đối với bất động sản, các vấn đề khác như cho thuê bất động sản vẫn có khả năng cho phép thỏa thuận lựa chọn Tòa án; hoặc vấn đề vận chuyển hành khách và hàng hóa trong lĩnh vực hàng hải cũng tương tự, nó thuộc lĩnh vực loại trừ của Công ước nhưng lại là lĩnh vực được pháp luật Việt Nam cho phép thỏa thuận lựa chọn Tòa án theo quy định của Điều 4 và 260 Bộ luật Hàng hải năm 2005.19 Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc quy định với phạm vi loại trừ hẹp hơn so với Công ước là được cho phép. 18 Tòa án nhân dân tối cao, Bản thuyết minh về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Báo cáo số 21/ BC-TANDTC ngày 10/4/2015, tr. 24; Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo đánh giá tác động dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Báo cáo số 23/BC-TANDTC ngày 10/4/2015, tr. 14. 19 Từ 1/7/2017 là Điều 5 và Điều 339 Bộ luật Hàng hải năm 2015. LUẬT QUỐC TẾ 75 Như vậy, nếu việc phê chuẩn Công ước được thực hiện, cho dù áp dụng trực tiếp hay phải nội luật hóa, Việt Nam cần phải có quy định cụ thể về các trường hợp loại trừ trong phạm vi của thỏa thuận lựa chọn Tòa án nhằm bảo đảm tính pháp lý chắc chắn cho quy định về quyền tự định đoạt giữa các bên, trong đó, hướng quy định như Công ước được cho là hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn về đánh giá tác động của việc tuyên bố bảo lưu theo Điều 21 mà EU đưa ra đối với hợp đồng bảo hiểm.
Khoản 1 Điều 5 của Công ước quy định: Tòa án hoặc các Tòa án của một quốc gia thành viên được chỉ định trong thỏa thuận lựa chọn Tòa án độc quyền sẽ có thẩm quyền GQTC, trừ khi thỏa thuận đó vô hiệu theo pháp luật của quốc gia thành viên đó (quốc gia có Tòa án được lựa chọn). Khoản 2 của Điều này đã củng cố thêm giá trị cho thỏa thuận bằng quy định về việc Tòa án có thẩm quyền theo khoản 1 sẽ không được từ chối thẩm quyền trên cơ sở vận dụng học thuyết forum non conveniences để cho rằng vụ việc sẽ được giải quyết bởi Tòa án của quốc gia thành viên khác là hợp lý hơn.20 Lưu ý rằng, thẩm quyền này sẽ không ảnh hưởng đến quy định về thẩm quyền cụ thể theo lãnh thổ, cấp tòa hay theo vụ việc dựa vào pháp luật quốc gia có Tòa án được lựa chọn. Nếu vi phạm, Tòa án được lựa chọn sẽ có quyền quyết định về việc chuyển giao vụ việc cho Tòa án khác của quốc gia mình theo đúng quy định, tức là thỏa thuận lựa chọn Tòa án vẫn được tôn trọng và mang tính độc quyền cho các Tòa án của quốc gia đã được lựa chọn.21 Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Công ước, việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án được chuyển giao theo cách thức này có thể sẽ bị từ chối nếu một bên có sự phản đối kịp thời tại quốc gia có Tòa án tuyên phán quyết. 20 Trevor C. Hartley, “The Hague Choice of Court Convention”, European Law Review, Vol. 31, 2006, p. 416. 21 Theo khoản 3 Điều 5 Công ước; Xem: Thalia Kruger, “The 20th Session of the Hague Conference: A New Choice of Court Convention and the Issue of EC Membership”, International and Comparative Law Quarterly, Vol. 55, 2006, tr. 451. Điều này có nghĩa là tính độc quyền về thẩm quyền của Tòa án được lựa chọn có thể mất đi khi bị một bên phản đối trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật tố tụng của quốc gia có Tòa án được lựa chọn. Ngoài ra, để tránh tình trạng thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thể trở thành gánh nặng của hệ thống tư pháp khi tranh chấp hoặc các bên trong tranh chấp không có sự kết nối về yếu tố lãnh thổ với quốc gia đó lại chọn Tòa án của nơi đó để GQTC, Công ước cho phép các thành viên được quyền quy định quyền từ chối thẩm quyền nếu tranh chấp không có sự kết nối với yếu tố lãnh thổ của quốc gia đó.22 Đối với các Tòa án không được lựa chọn, với mục đích nhằm bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án, các Tòa án này phải có nghĩa vụ từ chối thẩm quyền. Theo đó, Tòa án không được lựa chọn có thể thụ lý hoặc từ chối thẩm quyền trên những cơ sở đặc biệt theo quy định tại Điều 6 của Công ước.23 22 Điều 19 của Công ước. 23 “(i) Thỏa thuận lựa chọn Tòa án vô hiệu theo pháp luật của nước có Tòa án được chọn. Tòa án không được chọn không được dùng pháp luật của nước mình để tuyên thỏa thuận lựa chọn Tòa án là không có hiệu lực thi hành. Việc quy định này nhằm mục đích tránh tình trạng xung đột trong việc áp dụng các nguồn luật khác nhau để chi phối đến giá trị hiệu lực của thỏa thuận. (ii) Một trong các bên thiếu năng lực để thiết lập thỏa thuận lựa chọn Tòa án theo pháp luật của quốc gia có Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc. Tức là Tòa án không được chọn sẽ dùng pháp luật của chính quốc gia mình để xác định về năng lực của các bên. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng yếu tố chủ quyền quốc gia, đó là những sự khác biệt về yêu cầu quyền tài phán dành cho công dân và pháp nhân của từng nước; (iii) Hiệu lực của thỏa thuận bị ảnh hưởng bởi sự “không công bằng” hoặc trái với chính sách công theo quy định của Tòa án thụ lý vụ việc. Tức là Tòa án không được lựa chọn sẽ được quyền dùng các khái niệm về sự không công bằng hoặc vấn đề chính sách công theo pháp luật của quốc gia mình để loại trừ hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án; (iv) Vì một lý do đặc biệt ngoài sự kiểm soát của các bên, việc thực hiện thỏa thuận này được cho là không hợp lý, ví dụ như Tòa án được lựa chọn không thể hoạt động được vì lý do quốc gia có Tòa án được lựa chọn đó đang trong tình trạng chiến tranh; (v) Tòa án được lựa chọn quyết định không giải quyết vụ tranh chấp.” 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 08(120)/2018 Theo pháp luật EU, cả Nghị định Brussels I Recast lẫn Nghị định Brussels I năm 2000 trước đó đều quy định: Trong trường hợp các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp đó sẽ căn cứ vào sự lựa chọn của các bên và các nguyên tắc chung của Nghị định sẽ phải “nhường chỗ” cho sự lựa chọn đó. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với nguyên tắc lis pendens thì hai nghị định trên lại có hướng giải quyết khác nhau. Theo quy định của Nghị định Brussels I năm 2000, ngay cả khi các bên đã tham gia một cách vô điều kiện tại Tòa án được lựa chọn bởi các bên thì tiến trình tố tụng vẫn có thể được diễn ra tiếp tục tại Tòa án đã thụ lý đầu tiên.24 Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến nghĩa vụ của Tòa án được chọn, đến việc giới hạn nghĩa vụ của Tòa án thụ lý nhưng không được lựa chọn để xem xét khả năng thụ lý và từ chối thẩm quyền và cuối cùng sự ảnh hưởng đến quy trình công nhận và cho thi hành phán quyết cả Tòa án nước ngoài theo điểm e khoản 1 Điều 45 Nghị định Brussels I năm 2000. Ngoài ra, quy định này cũng không đề cập các bước tiếp theo, cũng như nghĩa vụ của Tòa án thụ lý sau, nhưng theo quan điểm của ECJ25 từ án lệ Erich Gasser v MISAT, C-116/02, chỉ khi nào Tòa án thụ lý đầu tiên từ chối thẩm quyền, thì thứ tự thẩm quyền mới thuộc về Tòa án theo sự lựa chọn.26 Khi Nghị định Brussels I Recast ra đời, để bảo đảm sự tương thích với quy định của Công ước, quy định về nội dung này trong Nghị định đã có sự thay đổi. Theo đó, khi Tòa án của một quốc gia thành viên có thẩm quyền dựa trên một thỏa thuận lựa chọn Tòa án (TTLCTA) độc quyền, “bất kỳ Tòa án của nước thành viên khác sẽ phải hoãn thủ tục tố tụng để thụ lý cho đến khi Tòa án đã thụ lý trên cơ sở thỏa thuận 24 Ekaterina Ivanova , tlđd, tr.14. 25 Tòa án Công lý châu Âu – The European Court of Justice. 26 Jan-Jaap Kuipers, EU Law and Private International Law – The Interrelationship in Contractual Obligations, Martinus Nijoff Publishers, 2012, p. 29; Hélène Van Lith, International Jurisdiction and Commercial Litigation – Uniform Rules for Contract Disputes, TMC Asser Press, 2009, tr. 29. của các bên, tuyên bố rằng nó không có thẩm quyền theo thỏa thuận”.27 Khoản 3 Điều 31 của Nghị định Brussels I Recast cũng quy định thêm rằng khi Tòa án theo sự thỏa thuận đã xác định được thẩm quyền thì tất cả các Tòa án của các quốc gia thành viên khác phải có nghĩa vụ từ chối thẩm quyền. Đối với Việt Nam, về vấn đề này, trước khi BLTTDS năm 2015 được ra đời, quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án chưa được ghi nhận một cách chính thức như là một nguyên tắc cơ bản thể hiện quyền tự định đoạt của các bên trong văn bản pháp luật quy định về tố tụng dân sự, cụ thể là BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011). Tuy nhiên, quyền thỏa thuận này lại được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, bao gồm Điều 4 và Điều 260 Bộ luật Hàng hải năm 2005;28 khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư năm 2014. Có thể thấy rằng, những quy định này chỉ mang tính chất đơn lẻ, điều chỉnh cho một lĩnh vực pháp luật cụ thể, không phải là nguyên tắc chung cho pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam nhằm áp dụng cho tất cả các vụ việc dân sự (VVDS) có YTNN. Điều này cho thấy sự thiếu đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án. Điều này đã gây ra những khó khăn, lúng túng cho Tòa án Việt Nam khi giải quyết các vấn đề có liên quan, dẫn đến những cách giải quyết khác nhau của từng Tòa án cho từng vụ việc. Khi BLTTDS năm 2015 được ra đời, vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án được chính thức đề cập tại điểm c, khoản 1 Điều 470 với nội dung: Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền riêng biệt đối với các VVDS khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, việc ghi nhận này chỉ mang tính chất gián tiếp thừa nhận quyền của các bên, không phải là sự ghi nhận với tư cách là một điều khoản trực tiếp điều chỉnh về quyền thỏa thuận 27 Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định Brussels I Recast. 28 Sau này là quy định tại khoản 2 Điều 5; Điều 339 Bộ luật Hàng hải năm 2015, có hiệu lực 01/7/2017. LUẬT QUỐC TẾ 77 lựa chọn Tòa án của các đương sự khi tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự có YTNN. Mặc dù Công ước không yêu cầu về việc ghi nhận cụ thể quyền thỏa thuận khi tiến hành nội luật hóa, song với xu thế chung trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đề cao quyền tự định đoạt giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ của TPQT, thiết nghĩ Việt Nam nên có sự ghi nhận bằng một điều khoản cụ thể về vấn đề này.29 Việc chưa chính thức ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thể dẫn đến sự thiếu tự tin về thẩm quyền cho Tòa án Việt Nam, mất nhiều thời gian và công sức cho việc xác định căn cứ pháp lý cụ thể dựa trên các tình tiết phức tạp từ tranh chấp. Thay vì vậy, Tòa án Việt Nam chỉ cần xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lựa chọn Tòa án và dựa vào đó tuyên bố việc xác lập thẩm quyền thụ lý GQTC. Tuy nhiên, giải pháp này được xem là về lâu dài, còn hiện nay chưa thật sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015. Trước mắt, quyền này sẽ được ghi nhận như là quyền cơ bản trong hoạt động tố tụng của Việt Nam trong nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC để hướng dẫn chi tiết thi hành BLTTDS năm 2015, trong đó có hướng dẫn thi hành quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án. Về nghĩa vụ từ chối thụ lý của Tòa án Việt Nam dựa trên cơ sở có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài được quy định tại Điều 472 BLTTDS năm 2015, theo đó, Tòa án Việt Nam sẽ có nghĩa vụ trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết VVDS có YTNN nếu VVDS thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam và thuộc trường hợp có liên quan đến thỏa thuận lựa chọn Tòa án sau: (i) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức GQTC theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có YTNN và đã lựa chọn Tòa án nước ngoài giải quyết vụ 29 Cùng quan điểm này có thể xem thêm: Đỗ Văn Đại, Trần Việt Dũng, “Về thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2012; Đồng Thị Kim Thoa, “Cơ chế lựa chọn Tòa án trong GQTC dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Nghề luật, số 6/2012; Bành Quốc Tuấn, “Quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án GQTC dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học, số 28/2012. việc đó. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên thay đổi TTLCTA nước ngoài bằng TTLCTA Việt Nam hoặc TTLCTA nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết.30 Tuy nhiên, với quy định này vẫn chưa rõ khả năng Tòa án Việt Nam sẽ dựa vào nguồn luật nào để xác định giá trị hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài là vô hiệu hoặc không thể thực hiện được và Tòa án Việt Nam có được quyền để xem xét và tuyên thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài là vô hiệu hay không thể thực hiện được hay không. Nội dung này được Công ước quy định khá rõ: căn cứ vào pháp luật của quốc gia có Tòa án được lựa chọn. Ngoài ra, cũng có thể căn cứ vào pháp luật của quốc gia không được lựa chọn nhưng đang thụ lý vụ việc dựa trên nguyên tắc lex fori đối với việc kiểm tra sự ảnh hưởng đến chính sách công (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hoặc trật tự công) và tính hợp lý, công bằng của thỏa thuận lựa chọn Tòa án. (ii)Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của BLTTDS năm 2015 và đã được Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết, trong đó Tòa án nước ngoài là cơ quan GQTC được các bên thỏa thuận lựa chọn;31 (iii)Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được các bên thỏa thuận lựa chọn. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.32 Như vậy, liên quan đến quy định điều chỉnh về nghĩa vụ của Tòa án không được lựa chọn, pháp luật Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để gia nhập Công ước. Tuy nhiên, cũng cần có sự quy định rõ ràng về nguồn luật được áp dụng cho việc xác định tính hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án. 30 Điểm a, khoản 1 Điều 472 BLTTDS năm 2015. 31 Theo điểm c, khoản 1 Điều 472 BLTTDS năm 2015. 32 Theo điểm d, khoản 1 Điều 472 BLTTDS năm 2015.
Điều 8 của Công ước với việc đặt ra yêu cầu về việc công nhận và cho thi hành phán quyết được tuyên bởi Tòa án được các bên lựa chọn mà không phải xem xét lại vấn đề nội dung lẫn vấn đề thẩm quyền của Tòa án nước ngoài đã tuyên phán quyết đó nhằm bảo đảm giá trị hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án mang tính độc quyền. Tuy nhiên, để được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác, phán quyết đó phải liên quan đến các tranh chấp trong phạm vi điều chỉnh của Công ước cũng như không thuộc trường hợp tuyên bố loại trừ theo Điều 21,33 có hiệu lực thi hành theo pháp luật của quốc gia có Tòa án đã tuyên phán quyết đó, tức là cũng đồng thời là Tòa án được các bên lựa chọn. Việc phán quyết đang bị xem xét lại về giá trị pháp lý, ví dụ như đang trong thời gian giải quyết theo trình tự phúc thẩm, sẽ là cơ sở để Tòa án được yêu cầu tạm đình chỉ hoặc từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết đó. Tuy nhiên, việc từ chối này sẽ không được ngăn cản cho lần yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp theo khi các cơ sở này không còn nữa, nghĩa là khi phán quyết đó đã có hiệu lực thi hành trên thực tế.34 Cũng theo quy định tại Điều 8, các quốc gia thành viên Công ước chỉ được quyền từ chối công nhận và cho thi hành các phán quyết được tuyên bởi Tòa án theo sự lựa chọn trên các cơ sở cụ thể mà Công ước quy định. Lưu ý rằng Công ước không cho phép pháp luật các quốc gia điều chỉnh về vấn đề này nhằm tăng cường tính thực thi của phán quyết, một trong ba trụ cột cơ bản của Công ước. Theo đó, các căn cứ để từ chối việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài theo sự lựa chọn của các bên được quy định chi tiết tại Điều 9 của Công ước. Ngoài ra, Điều 20 của Công ước còn cho phép quốc gia thành viên được quyền tuyên bố Tòa án của quốc gia đó sẽ không công nhận và cho thi hành các phán quyết thuần túy mang 33 Theo khoản 2, khoản 4 Điều 10 Công ước Hague 200534 Khoản 4 Điều 9 Công ước Hague năm 2005. tính nội địa của quốc gia được yêu cầu. Điều này được xem là hệ quả cho sự loại trừ các tranh chấp nội địa khỏi phạm vi điều chỉnh của Công ước tại Điều 2.35 Cũng lưu ý rằng, theo quy định của Điều 10, các quyết định về bản chất của tranh chấp trong phán quyết được tuyên bởi Tòa án nước ngoài được các bên lựa chọn sẽ không được công nhận hoặc cho thi hành dựa theo quy định của Công ước. Điều này có nghĩa rằng, việc xác định bản chất của tranh chấp nhằm xác định vụ việc có thuộc phạm vi được quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án hay không sẽ được dựa trên nguyên tắc lex fori, tức là luật của quốc gia có Tòa án được yêu cầu. Theo quy định pháp luật EU, tại Điều 36 Nghị định Brussels I Recast, phán quyết của Tòa án nước ngoài sẽ được công nhận mà không cần có một thủ tục đặc biệt nào. Sự công nhận là điều kiện tiên quyết cho việc thi hành được kiểm tra trong quá trình tuyên bố cho phép thi hành. Hoạt động của Tòa án có thẩm quyền xem xét vấn đề công nhận không bị xem xét lại đến gốc (revision au fonds), có nghĩa là phán quyết của Tòa án nước ngoài không bị xem xét đến nội dung cũng như các nguyên tắc của TPQT được Tòa án nước ngoài đó áp dụng trong phán quyết. Nội dung này được quy định tại Điều 36 và khoản 2 Điều 45 Nghị định Brussels I Recast. Trong vụ Krombach v Bamberski36 ECJ đã giải thích rằng 2 điều khoản này được ra đời nhằm phòng ngừa trường hợp quốc gia được yêu cầu sẽ từ chối công nhận dựa trên cơ sở có sự khác biệt về pháp luật nội dung giữa hệ thống pháp luật của quốc gia có Tòa án đã tuyên phán quyết với pháp luật của quốc gia mình.37 Thậm chí nếu Tòa án nước ngoài áp dụng nhầm hệ thống pháp luật theo luật xung đột (conflict of law) của nó, thì những sai sót như vậy cũng không cản trở việc công nhận. Vì 35 Trevor C. Hartley and Masato Dogauchi, “Preliminary Draft Convention on Exclusive Choice of Court Agreements: Draft Report”, 2004, tr. 47 – 48, https://assets.hcch.net/upload/wop/jdgm_pd25e.pdf, truy cập ngày 26/3/2018. 36 Case C – 7/98, (2000) ECR I – 1953. 37 Peter Stone, “EU Private International Law – Harmonization of Laws”, Elgar European Law, 2006, p. 215. LUẬT QUỐC TẾ 79 Nghị định Brussels I quy định một hệ thống độc lập các quy tắc thẩm quyền xét xử, việc không có thẩm quyền xét xử không phải là cản trở ngăn cản việc công nhận, nhưng có một ngoại lệ là một phán quyết sẽ không được công nhận nếu nó mâu thuẫn với các quy tắc về thẩm quyền của Nghị định Brussels I Recast trong các vấn đề liên quan đến bảo hiểm (phần 3), hợp đồng với người tiêu dùng (phần 4) hoặc thẩm quyền riêng biệt (phần 6) (của Chương II Nghị định Brussels I Recast) 38 như đã được đề cập tại Điều 45 của Nghị định này. Như vậy, về cơ bản, các nội dung điều chỉnh về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài theo pháp luật EU có sự tương đồng nhất định với các quy định tương ứng trong Công ước, thậm chí có phần “thoáng hơn”. Cũng giống như vấn đề thỏa thuận lựa chọn Tòa án, nội dung tương đồng này xuất phát từ việc các chế độ Brussels đã được Ủy ban đặc biệt và nhóm soạn thảo Công ước nghiên cứu và xem xét như là hình mẫu có chọn lọc cho các nội dung của Công ước. Hơn nữa, đa số các thành viên của hai nhóm này hầu hết đến từ các nước EU.39 Tại Việt Nam, pháp luật không có quy định riêng cho vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài được các bên thỏa thuận lựa chọn mà chỉ có những quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài nói chung. Theo đó, Điều 423 BLTTDS năm 2015 xác định các nguyên tắc chung cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 còn có quy định về các trường hợp để Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án 38 Điều 35 Nghị định Brussels I 2000; Thomas Rauscher, “Công nhận và cho thi hành phán quyết về tài sản của toà án nước ngoài ở Đức”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2005. 39 Nhóm làm việc này do Giáo sư Allan Philip đến từ Đan Mạch làm trưởng nhóm, các thành viên khác đề từ Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ủy ban châu Âu, Đức, Ý, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, https://assets.hcch.net/upload/wop/ jdgm_pd20e.pdf, truy cập ngày 25/3/2018. nước ngoài tại Điều 439. Nhìn chung, các quy định tại Điều 439 BLTTDS năm 2015 không có nhiều khác biệt so với Điều 9 của Công ước, thậm chí còn thiếu vắng nhiều căn cứ để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài được quy định trong Công ước như các văn bản tống đạt không được tống đạt cho bên phải thi hành phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có Tòa án được yêu cầu, phán quyết được tuyên có sự vi phạm về thủ tục tố tụng… Tuy nhiên, nếu việc phê chuẩn Công ước được tiến hành, có thể xuất hiện trở ngại cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam khi theo quy định tại khoản 2 Điều 440 BLTTDS năm 2015, phán quyết của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận và cho thi hành phải là phán quyết liên quan đến các VVDS thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 469 BLTTDS năm 2015. Quy định này được cho là hợp lý, vì về nguyên tắc phán quyết của Tòa án nước ngoài đó phải có mối liên hệ gắn bó với yếu tố lãnh thổ Việt Nam thì mới phát sinh nhu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam và Điều 469 được xây dựng dựa trên việc liệt kê các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam dựa trên mối liên hệ gắn bó đó. Tuy nhiên, tính hợp lý chỉ phát sinh khi việc liệt kê tại Điều 469 thỏa mãn điều kiện ghi nhận đầy đủ các VVDS có sự kết nối thật sự với yếu tố lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, với quy định như cách thức tại Điều 440 BLTTDS năm 2015, có thể gây nên những khó khăn nhất định cho quá trình áp dụng. Cụ thể: Thứ nhất, tên gọi của điều khoản “Tòa án nước ngoài có thẩm quyền GQTC, yêu cầu” sẽ dễ gây hiểu nhầm về sự “vươn dài” của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh đến cả vấn đề thẩm quyền của Tòa án nước ngoài, trong khi nội dung này lại thuộc quyền tài phán của từng quốc gia cụ thể. Về vấn đề này, Công ước cũng không cho phép Tòa án được yêu cầu thực hiện việc xác định thẩm quyền của Tòa án được lựa chọn khi đã có thỏa thuận lựa chọn Tòa án có giá trị 80 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 08(120)/2018 pháp lý bằng quy định gián tiếp tại điểm a Điều 9. Theo đó, để xác định tính hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn Tòa án, Tòa án được yêu cầu sẽ xác định dựa vào luật của quốc gia có Tòa án được lựa chọn, trừ khi Tòa án được lựa chọn đã tuyên thỏa thuận đó là có hiệu lực. Điều này có nghĩa rằng, nếu Tòa án được lựa chọn đã xác định thẩm quyền mang tính hợp pháp bằng việc thừa nhận thỏa thuận lựa chọn Tòa án giữa các bên là hợp pháp thì Tòa án được yêu cầu phải công nhận điều đó, không được xem xét lại tính hợp pháp của thỏa thuận lựa chọn Tòa án đó. Nói cách khác, Tòa án được yêu cầu sẽ không được quyền xem xét lại vấn đề thẩm quyền của Tòa án đã tuyên phán quyết nếu thẩm quyền đó được xác lập dựa trên thỏa thuận lựa chọn Tòa án hợp pháp được xác định bởi Tòa án đã tuyên phán quyết… Thứ hai, thực chất các quy định tại Điều 440 BLTTDS năm 2015 đã từng xuất hiện trong pháp luật Việt Nam trước đó và nó là các căn cứ để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài tại Điều 356 BLTTDS năm 2004. Cách quy định trước đó, được xem là dễ hiểu, dễ áp dụng hơn bằng việc liệt kê các điều kiện để một phán quyết được công nhận và cho thi hành tại Viêt Nam. Khi một phán quyết của Tòa án nước ngoài thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu, nó sẽ được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Như vậy, về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài, quy định của Việt Nam cũng không có nhiều sự khác biệt so với Công ước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu gia nhập Công ước, BLTTDS năm 2015 cần có một số điều chỉnh để đảm bộ mức độ phù hợp giữa quy định trong pháp luật Việt Nam và Công ước. Cụ thể: – Điều chuyển các nội dung tại Điều 440 BLTTDS năm 2015 thành các điều kiện cụ thể cho việc từ chối công nhận và cho thi hành các phán quyết của Tòa án nước ngoài. – Quy định thêm một số căn cứ để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài được các bên thỏa thuận lựa chọn tương tự như quy định tại Điều 9 của Công ước nhằm bảo đảm tính hài hòa lẫn tính pháp lý cụ thể, bao gồm: thỏa thuận lựa chọn vô hiệu theo pháp luật của nước có Tòa án được chọn, trừ khi Tòa án được chọn xác định thỏa thuận là có hiệu lực; một bên thiếu năng lực để thiết lập thỏa thuận dựa theo pháp luật Việt Nam và căn cứ dựa vào việc tống đạt các văn bản tố tụng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Tác giả: GS. Thomas Hoffmann – TS. Phan Hoài Nam
- Tạp chí Khoa học pháp lý số 08(120)/2018 – 2018, Trang 70-80
- Nguồn: Fanpage Tạp chí Khoa học pháp lý