Mục lục
Biện pháp giảm giá trong mua bán hàng hóa quốc tế phân tích từ Điều 50 Công ước VIENNA 1980
TÓM TẮT
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, giảm giá là một trong nhiều biện pháp được người mua áp dụng khi người bán giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thực tế, nếu giá thị trường của hàng hóa được giao có biến động, người mua sẽ quyết định lựa chọn giữa biện pháp giảm giá thay vì yêu cầu bồi thường thiệt hại. Biện pháp giảm giá vẫn còn là một chế định khá mới mẻ trong pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam; trong khi Điều 50 Công ước Vienna 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định khá chi tiết về biện pháp này. Bài viết sẽ giới thiệu và phân tích biện pháp giảm giá được quy định tại điều 50 CISG. Đồng thời, bài viết cũng so sánh quy định này giữa CISG với pháp luật Việt Nam.
Xem thêm:
- Một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại danh tiếng kinh doanh theo Công ước viên 1980 – ThS. Bùi Thị Quỳnh Trang
- Về Điều 6 Công ước VIENNA 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – ThS. Huỳnh Thị Thu Trang & ThS. Lê Tấn Phát
- Bàn về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 3 của Công ước Vienna 1980 – ThS. Lê Tấn Phát & ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy
- Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước VIENNA 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – lý luận và thực tiễn xét xử – ThS. Nguyễn Thị Lan Hương & ThS. Phạm Thị Hiền
- Tính phù hợp của hàng hóa theo điều 35 công ước Vienna 1980 (CISG) – ThS. Trần Lê Quốc Công – ThS. Nguyễn Đào Phương Thúy
TỪ KHÓA: Công ước Vienna 1980, Mua bán hàng hóa quốc tế,
1. Tổng quan về biện pháp giảm giá
Biện pháp giảm giá bắt nguồn từ học thuyếtactio quanti minoris.[1] Học thuyết này có nguồn gốc từ pháp luật La Mã thời xưa, cho phép người mua có thể kiện người bán ra Tòa, yêu cầu người bán giảm giá sản phẩm khi phát hiện hàng hóa có khiếm khuyết, làm giảm giá trị của hàng hóa.[2] Nói cách khác, actio quanti minoris cho phép người mua giữ lại hàng hóa mà người bán giao nhưng lại trả giá ít hơn. Đây là biện pháp khắc phục thường được quy định trong pháp luật hợp đồng của một số quốc gia theo hệ thống dân luật,[3] chẳng hạn như tại Điều 37, 38 Đạo luật Mua bán hàng hóa của Phần Lan và Thụy Điển, Điều 42, 43 của Bộ luật Dân sự Đan Mạch, Điều 534, 535, 540 của Luật Dân sự Hy Lạp, Điều 1644 của Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 462 Bộ luật Dân sự Đức, Điều 1492(1) Bộ luật Dân sự của Italia, Điều 911, 913 Bộ luật Dân sự Bồ Đào Nha…[4]
Điều 50 CôngướcVienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định khá chi tiết về biện pháp giảm giá. Cụ thể, “Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng.”Theo đó, giảm giá là một quyền đơn phương của người mua được miễn thanh toán một số tiền nhất định khi bên bán giao hàng có khiếm khuyết nhưng bên mua vẫn muốn nhận hàng. Biện pháp này được xem là một sự khắc phục về tài chính bởi vì nó được đo bằng tiền và không được phân loại như một biện pháp bồi thường thiệt hại.
Từ góc độ pháp luật hợp đồng, việc xác định biện pháp giảm giá không phải là một phương thức bồi thường thiệt hại có thể đến từlý do sau: trong hệ thống dân luật, bồi thường thiệt hại được nguyên đơn sử dụng khi có lỗi từ phía bị đơn. Sự kiện bất khả khánglàmột ngoại lệ cho việcmột bên vi phạm hợp đồng nhưng lại không có lỗi. Theo đó, một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hạikhi gặp một trở ngại khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát, và bên vi phạm không thể thấy trước cũng như không thể khắc phục được.[5] Trong trường hợp này, nguyên đơn không có quyền yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại nhưng có thể áp dụng biện pháp giảm giá.[6] Thật vậy, nếu hàng hóa bị giảm sút giá trị, thì nó sẽ công bằng hơn nếu bên mua không phải trả toàn bộ số tiền được thỏa thuận trong hợp đồng. Vì thế, một trong những vai trò quan trọng nhất của biện pháp giảm giá là một sự hỗ trợ tài chính cho người mua.[7]
Ngoài ra, người mua vẫn có quyền được sử dụng biện pháp giảm giá khi người mua không thể viện dẫn các biện pháp khắc phục khác. Chẳng hạn, trong trường hợp người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng (theo khoản 2 Điều 49 CISG) hoặc mất quyền khiếu nại về hàng hóa không phù hợp với hợp đồngvìlý do chínhđáng(theo Điều 39 CISG)thì người mua hoàn toàncóthể viện dẫn biện pháp giảm giátheoĐiều 50CISG.[8] Trong một vài trường hợp, người mua cũng có thể áp dụng đồng thời cả hai biện pháp trên bởi vì ngoài những tổn thất về giá trị của hàng hóa thì cũng cócác thiệt hại phát sinh khác do việc vi phạm hợp đồng của bên bán. Chẳng hạn như trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng (có giá trị thấp hơn hànghóađược quyđịnh trong hợpđồng), người mua phải trìhoãn việc sản xuất của mình, bịthiệt hại trong kinh doanh, tìm cách khắc phục… Và tất nhiên, những phần có thể được bồi thường thiệt hại là những phần không áp dụng biện pháp giảm giá.
Tuy nhiên, người mua có thể không chọn bất cứ biện pháp nào trong hai biện pháp trên. Chẳng hạn, người mua sẽ tuyên bố hủy hợp đồng nếu có thể (phụ thuộc vào việc người bán có vi phạm cơ bản hay không). Hủy hợp đồng sẽ giải phóng người mua khỏi nghĩa vụ thực hiện thanh toán.[9] Theo đó, người mua có thể từ chối nhận hàng, yêu cầu bên bán hoàn trả số tiền mà người mua đã thanh toán. Khi đó, người mua sẽ có loại hàng hóa đúng với mục đích của mình, với một mức giá thấp hơn thay vì nhận được loại hàng hóa không phù hợp nhưng cùng mức giá đó. Như vậy, người mua có thể lựa chọn áp dụng biện pháp hủy hợp đồng hay biện pháp giảm giá bán hơn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn như: có vi phạm cơ bản hay không, người mua chấp nhận hàng hóa được giao hay không (mặc dù hàng không phù hợp với hợp đồng), hay là người mua đang cần hàng gấp, không có đủ thời gian mua hàng thay thế…
2. Phương pháp xác định biên độ giảm giá
Trong thực tiễn, nếu áp dụng biện pháp giảm giá, các bên tranh chấp thông thường thương lượng để đưa ra mức giá được giảm. Tuy nhiên, theo Điều 50 CISG, việc xác định giá được giảm dựa vào công thức sau: [10]
Theo đó, (Giá thỏa thuận theo hợp đồng) Giá thị trường của hàng hóa phù hợp
Giá được giảm11 Giá thị trường của hàng hóa không phù hợp
Giá thị trường của hàng hóa không phù hợp
Giá thị trường của hàng hóa phù hợp
Ví dụ sau sẽ cung cấp một cách nhìn khái quát hơn: Ngày 1/5/2015 người bán và người mua ký hợp đồng, theo đó bên bán sẽ giao cho bên mua 1000 tấn bơ loại 1 (thực phẩm để chế biến) với giá là 1 triệu USD và người mua đã trả tiền đủ. Hai tháng sau, bên bán tiến hành giao hàng cho bên mua, rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua tại cảng của nước người bán. Hàng hóa được chuyểnđiđúng chất lượng, đảm bảo an toàn trong điều kiện thông thường. Tuy nhiên, khi tàu chở hàng xuất bếnđược vài giờ thìtàubị hỏng, cần phải sửa chữa mới có thể tiếp tục hành trình. Do đó, tàu đến muộn 2 tuần. Lúc này, pho mát bị ẩmvàgiảm xuống chất lượng loại 2 nhưng vẫn cóthể sử dụngđược. Bên mua vẫn muốn nhận số lượng bơ nàyđể chế biến. Thực tế thì chất lượng hàng hóađược giao chỉ đáng giá750.000 USD.[11]
Nếu áp dụng biện pháp giảm giá theo Điều 50 CISG, giá của người mua được giảm sẽ tính theo tỷ lệ như sau:
750,000 USD (giá TT của hàng hóa được giao thực tế)
1,000,000 USD (giá TT của hàng hóa phù hợp với hợp đồng)
Theo đó, người mua có thể giảm giá theo tỷ lệ giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá thị trường của hàng hóa nếu hànghóaphù hợp với hợp đồng vào lúc giao hàng (1 triệu USD vì giá thị trường ổn định). Như vậy, 3/4 giá trị hợp đồng sẽ là 750.000 USD. Và bởi vì người mua đã trả 1 triệu USD, nên người mua sẽ được người bán trả lại 250.000 USD.
Giả sử người mua yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại theo Điều 74 CISG, số tiền này chính là khoản chênh lệch giữa giá hàng hóa được quy định trong hợp đồng với giá hàng hóa được giao thực tế:
1.000.000 USD – 750.000 USD = 250,000 USD
Có thể nhận thấy số tiền này ngang bằng với khoản tiền người mua nhận được nếu lựa chọn biện pháp giảm giá theo phân tích ở trên.
Như vậy, trong trường hợp giá thị trường hàng hóa ổn định, giá trị mà người mua nhận được nếu áp dụng 2 biện pháp trên (bồi thường thiệt hại và giảm giá) là ngang nhau.
3. Trường hợp biện pháp giảm giá đượcbên muaưu tiên lựa chọn
Trong trường hợp giá thị trường của loại hàng hóa được giao giảm xuống, người mua áp dụng biện pháp giảm giá theo công thức của Điều 50 CISG sẽ có lợi hơn so với khi người mua áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại theo Điều 74 CISG.
Cũng vídụtrên nhưng tại thời điểm người bán giao hàng, giá của hàng hóađúng chất lượng theo hợpđồngtừ 1 triệu USD giảm còn 800.000 USD, và hàng hóa thực tế được giao có giá chỉ 600.000 USD (vì hàng kém chất lượng nhưng người mua vẫn muốn nhận hàng), nếu người mua chọn biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại thì căn cứ vàoĐiều 74 CISG, thiệt hại sẽ được người bán bồi thường là 200,000 USD (800.000 USD – 600.000 USD).[12]
Nếu người mua chọn biện pháp giảm giá bán, điều 50 CISG được áp dụng như sau (theo công thức được nêu ở trên):
Như vậy, trong trường hợp này, người mua chỉ phải trả 3/4 giá trị hợp đồng (1.000.000 USD)là750.000 USD. Và vì người mua đã trả tiền rồi, nên người bán sẽ trả lại cho người mua 250.000 USD. Có thể thấy, so với biện pháp bồi thường thiệt hại, người mua sẽ có lợi hơn (50.000 USD) nếu áp dụng biện pháp giảm giá.
Bây giờ, cũng trường hợp trên, nhưng giá hàng hóa tại thời điểm giao hàng tănglênso với giá tại thời điểm giao kết hợp đồng. Giả sử, giá hàng hóacác bênthỏa thuận trong hợp đồng là 1 triệu USD, nhưng khi giao hàng, giá hàng hóa phù hợp với hợp đồng ở ngoài thị trường là 1,2 triệu USD. Vìbên bán giao hàng kém chất lượng hơn so với quyđịnh theo hợpđồng vàgiátrị của hànghóađược giao chỉ đáng 900.000 USD. Trường hợp bên mua chọn biện pháp bồi thường thiệt hại, theo điều 74 CISG, số tiền bên mua nhận được là 300.000 USD (1.200.000 USD – 900.000 USD). Trường hợp bên mua chọn biện pháp giảm giá theo Điều 50 CISG, trong trường hợp này tỷ lệ vẫn là 3/4 hay 75% (áp dụng công thức ở trên). Như vậy, bên mua chỉ cần trả 3/4 giá trị hợp đồng (3/4 của 1 triệu USDlà750.000USD); hay nói cách khácbên mua cóthể nhận sự giảm giátừ phía người bán với số tiền là 250.000 USD. Tóm lại, trong trường hợp giá hàng hóatăng, người mua sẽ cólợi khiáp dụng biện pháp đòi bồi thường thiệt hại hơn là biện pháp giảm giá.
Phân tích trên cho thấy, trong trường hợp người bán giao hàng kém chất lượng so với chất lượng được các bên quy định trong hợp đồng, người mua có thể chọn cho mình biện pháp khắc phục phù hợp, có thể là đòi bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng biện pháp giảm giá. Điều này phụ thuộc vào tính lên xuống của thị trường hàng hóađược nêu trong hợpđồng.Trong trường hợp thị trường hàng hóa đi xuống, giá thị trường của hàng hóa giảm, người mua nên chọn biện pháp giảm giá bán.
4. Điều kiện áp dụng biện pháp giảm giá theo điều 50 CISG
Để có thể áp dụng biện pháp giảm giá theo Điều 50 CISG, cần phải có các điều kiện sau:[13]
Thứ nhất, bên bán giao hàng không phùhợp với hợpđồng, thông thường là hàng kém chất lượnghơnso với chất lượngmàcác bênđãthỏathuận nhưng vẫn còn sử dụng được và bên mua muốn nhận loại hàng hóa này. Việc xác định hàng hóađược giao cókém chất lượng hay khôngđược quyđịnh tại Điều 35 CISG (số lượng, trọng lượng, chất lượng, bao bì…). Cần lưu ý rằng, trong trường hợp bên bán giao hàng trễ nhưng hàng hóa vẫn phù hợp với hợp đồng, bên mua không được áp dụng biện pháp giảm giá bởi vì Điều 50 CISG chỉ áp dụng cho hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.[14]
Thứ hai, bên mua phải thông báo cho bên bán về việc không phù hợp của hàng hóađược giao theo quyđịnh tại Điều 39 hay Điều 43 CISG. Đây là điều kiện tiên quyết để người mua có thể viện dẫn các biện pháp khắc phục khi bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng.Bên mua sẽmấtquyền được giảm giá nếu bên mua không đưa ra thông báo về việc hàng hóamàbên bán giao không phùhợp với hợpđồng.[15]
Thứ ba, sau khi được bên mua thông báo về tính không phù hợp của hàng hóa so với quy định trong hợp đồng, bên bán vẫn không có hành động để sửa chữa, hay khắc phục sự không phù hợp đó. Phần hai của Điều 50 CISG quy định: “Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo Điều 37 hoặc Điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.” Như vậy, nếu bên bán đã sửa chữa, khắc phục làm cho hàng hóa phù hợp với hợp đồng rồi thì bên mua không được phép viện dẫn Điều 50 CISG để giảm giá.[16]
Thứ tư, bên mua phải thông báo cho bên bán ý định của mình nếu muốn áp dụng biện pháp giảm giá. Đây làphần gây tranh cãi nhất. Trong khi các quy định khác đề cập nghĩa vụ thông báo của bên mua trong một vài trường hợp nhất định,[17] Điều 50 CISG không đề cập nghĩa vụ thông báo của bên mua cho bên bán nếu bên mua muốn viện dẫn biện pháp giảm giá. Tuy nhiên, hãy cùng xem qua vụ việc sau: Nguyên đơn, một người bán ở Thụy Điển, ký hợp đồng với bị đơn, ở Đức. Theo đó, nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp một khối lượng nhất định than cốc cho một công ty ở Nam Tư theo yêu cầu của bị đơn. Tuy nhiên, khi nhận được hàng, bị đơn từ chối thanh toán, lấy lý do rằng bên phía công ty Nam Tư phàn nàn về chất lượng than cốc kém mà nguyên đơn giao, bị đơn đề nghịđượcgiảm giá. Nguyên đơn kiện bịđơn raTòa án ở Đức yêu cầu bị đơn thanh toán đầy đủ. Tòa kết luận rằng bên mua không có quyền được giảm giá vì bên mua không thể hiện ý định muốn giảm giá cho bên bán biết. Điều này đồng nghĩa với việc Tòa án yêu cầu bên mua đưa một lời tuyên bố riêng nếu muốn áp dụng biện pháp giảm giá theo Điều 50 CISG.[18] Phán quyết của Tòa án Đức trong vụ việc trên cũng giống với phán quyết của Tòa Thương mại Thụy Sĩ trong vụ kiện tương tự giữa người bán ở Pháp và người mua ở ThụySĩkhi cho rằng bên mua mất quyền được giảm giá vì không cho bên bán biết ý định của mình về biện pháp này.[19] Như vậy, có thể thấy, mặc dù Điều 50 CISG không quy định về nghĩa vụ tuyên bố, nhưng trên thực tế, nghĩa vụ này vẫn tồn tại đối với người mua. Lý do cho kết luận trên chính là nếu bên mua không đưa ra tuyên bố muốn được giảm giá, bên bán sẽ nhầm tưởng rằng bên mua từ chối nghĩa vụ thanh toán.[20]
5. So sánh với pháp luật Việt Nam
Việc áp dụng biện pháp giảm giá theo Điều 50 CISG là một vấn đề khá mới mẻ trong pháp luật hợp đồng ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia theo hệ thống thông luật. Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mạinăm2005 cũng không quy định biện pháp này. Luật Thương mạinăm2005 chỉ cho phép người mua quyền hoãn thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu hàng bị hỏng hoặc kém chất lượng. Cụ thể, khoản 1 Điều 72 Luật Thương mại năm 2005 quy định: người mua có quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng nếu khi nhận hàng phát hiện thấy hàng bị hư hỏng, có khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
Có thể thấy, Điều 72 Luật Thương mại Việt Nam không đề cập việc bên mua vẫn muốn nhận hàng mặc dù hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, mà chỉ nêu rằng bên mua được phép hoãn thanh toán cho phần hàng bị khiếm khuyết hoặc hư hỏng, và phải thanh toán đầy đủ khi bên bán khắc phục những hư hỏng đó. Điều này hoàn toàn khác so với quy định của CISG khi Điều 50 của Công ước này không chỉ quy định biện pháp giảm giá màcònđưa ra một công thức cụ thểđể xác định giá được giảm nhằm tránh gây tranh cãi cho các bên về vấn đề này. Đây có thể coi là một điểm tiến bộ của CISG trong việc so sánh với pháp luật Việt Nam. Việc đưa biện pháp giảm giá vào Luật Thương mại của Việt Nam như theo quy định của CISG sẽ giúp các bên có một cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể nhằm hạn chế các tranh chấp xảy ra. Thêm vào đó, việc quy định này sẽ tạo cho bên mua có thêm biện pháp lựa chọn khi bên bán vi phạm hợp đồng mà không cần áp dụng đến các biện pháp cứng nhắc khác như là hủy hợp đồng hay bồi thường thiệt hại./.
CHÚ THÍCH
* ThS Luật học, giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
[1] Tạm dịch: “Hành vi giảm giá”
[2] Erika Sondahl , “Understanding the Remedy of Price Reduction– A Means to Fostering a More Uniform Application of the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, 4/2003. Xem http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/sondahl.html
[3] Michael Will, in Bianca-Bonell, Commentary in the International Sales Law, Giuffre: Milan 1987, tr. 368-376.
[4] Jarno Vanto, “Remarks on the manner in which the Principles of European Contract Law may be used to interpret or supplement Article 50 of the CISG”, 9/2013,.http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/peclcomp50.html
[5] Điều 79 CISG.
[6] Erika Sondahl , “Understanding the Remedy of Price Reduction – A Means to Fostering a More Uniform Application of the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, 4/2003. Xem http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/sondahl.html.
[7] John O. Honnold, Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention, 3rd ed. (1999), tr. 335-342. Reproduced with permission of the publisher, Kluwer Law International, The Hague.
[8] Điều 44 CISG đã khẳng định điều này:“Bất chấp những quy định của điểm 1 Điều 39 và khoản 1 Điều 43, người mua có thể giảm giá chiếu theo Điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán”.
[9] CISG, Điều 81, khoản 1: “Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ”.
[10] .Chengwei Liu, Price Reduction for Non-Conformity: Perspectives from the CISG, UNIDROIT Principles, PECL and Case Law, 2nd Edition, 3/2005. http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei2.html.
[11] Giá được giảm là giá mà người mua phải trả sau khi được giảm.
[12] Chênh lệch giữa giá được ghi trên hợp đồng (contract price) và giá thông thường (market price) của hàng hóa; hoặc cũng có thể được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá người bán bán lại hàng hóa, hoặc giá người mua mua hàng thay thế.
[13] Chengwei Liu, Price Reduction for Non-Conformity: Perspectives from the CISG, UNIDROIT Principles, PECL and Case Law, 2nd Edition, 3/2005. http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei2.html.
[14] Điều nàyđược TòaánĐức kết luận trong vụ Germany 24 April 1997, Appellate Court Düsseldorf(Shoes case), xem tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/970424g1.html
[15] Điều 39 CISG: “Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó”.
[16] Lúc này, biện pháp duy nhất của bên mua làbiện phápđòi bồi thường thiệt hại (Điều 45 CISG).
[17] Vídụ, Điều 26 CISG yêu cầu một bên phải đưa ra thông báo về việc hủy hợp đồng hoặc Điều 39 CISG
[18] UNCITRAL CLOUT system, CLOUT Case No. 83 (Oberlandesgericht München, Germany, 2 Mar. 1994).http://cisgw3.law.pace.edu/cases/940302g1.html.
[19] .[Switzerland.11 June 1999 Handelsgericht
[Commercial Court] Aargau] xem tại http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990611s1.html
[20] Chang-Sop Shin, “Declaration of Price Reduction Under the CISG Article 50 Price Reduction Remedy”, Journal of Law and Commerce (2005-2006), 349-352.
- Tác giả: ThS. Nguyễn Chí Thắng*
- Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05(99)/2016 – 2016, Trang 69-73
- Nguồn: Fanpage Tạp chí Khoa học pháp lý