Tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai xảy ra trong thời gian vừa qua đang có chiều hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng và hậu quả thiệt hại; nó được phát sinh phát triển bởi những nguyên nhân điều kiện khác nhau. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
Luật Hình sự - Phần các tội phạm
Tội phạm mua bán, chiếm đoạt trẻ em – Thực trạng và giải pháp
Thời gian vừa qua, tội phạm mua bán người đặc biệt là mua bán, chiếm đoạt trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, quyền trẻ em. Bài viết đánh giá tình hình tội phạm mua bán người đặc biệt là mua bán, chiếm đoạt trẻ em, kết quả hoạt động phòng chống tội phạm của các lực lượng chức năng, đồng thời nêu ra một số giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác phòng chống tội phạm này.
Đánh giá tính tương thích của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi với quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em
Buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là một vấn nạn mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia đã và đang được tiến hành. Bài viết này phân tích, đánh giá về tính tương thích giữa quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi với Nghị định thư về ngăn ngừa, trừng trị và trấn áp việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nêu ra một số điểm chưa tương thích, phù hợp của Bộ luật hình sự với Nghị định thư này cũng như những khó khăn, thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Trên cơ sở đó, bài viết nêu một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các vụ án tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là nỗi kinh hoàng, là vấn nạn nhức nhối đối với toàn xã hội. Nó không chỉ gây tổn hại về thể chất, về vật chất mà còn để lại tổn thất về tinh thần lâu dài cho bản thân người tham gia giao thông cũng như gia đình họ. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, việc điều tra, xử lý nhanh chóng, khách quan, nghiêm minh các vụ án liên quan tới tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ án đối với tội phạm về giao thông đường bộ là một giải pháp quan trọng. Bài viết đề cập tới những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết loại án này, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án.
Nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai có diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên kết quả phát hiện điều tra tội phạm này còn nhiều hạn chế. Trong bài viết này, tác giả khái quát về tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai; chỉ ra một số nguyên nhân gây “ẩn” của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
Hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có những diễn biến hết sức phức tạp, không ngừng gia tăng cả về số vụ và hậu quả mà hành vi này gây ra cho xã hội. Với phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đã tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận, gây bất ổn về an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển kinh tế và vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng các loại tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự vẫn còn hạn chế, thiếu sót nhất định do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý. Do đó, bài viết tập trung làm rõ sơ hở, thiếu sót trong quy định pháp luật để từ đó kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thời gian tới.
[SO SÁNH] Phân biệt Giết người và Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
So sánh, phân biệt tội Giết người và Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Tác giả: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trong thực tiễn hiện nay có rất nhiều trường hợp người áp dụng pháp luật không phân biệt được thế nào là Giết người và thế nào là Cố […]
Dấu hiệu pháp lý và hình phạt của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Dấu hiệu pháp lý và hình phạt của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là một trong các tội xâm phạm sức khỏe của […]
Các tội xâm phạm sức khỏe: Khái niệm, Cấu thành tội phạm và Hình phạt
Các tội xâm phạm sức khỏe: Khái niệm, Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa 1. Các tội xâm phạm sức khỏe là gì? Các tội xâm phạm sức khỏe là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) […]
Tội cố ý truyền HIV cho người khác: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tội cố ý truyền HIV cho người khác: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa Tội cố ý truyền HIV cho người khác là một trong các tội xâm phạm tính mạng của con người. Trong đó: 1. Tội cố ý truyền HIV cho người khác là […]