Mục lục
Văn minh thế giới thế kỷ XX đến nay đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh nhưng an ninh của toàn nhân loại vẫn luôn bị đe dọa bởi chiến tranh với đủ loại vũ khí giết người hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố. Bảo vệ hòa bình, bảo vệ văn minh nhân loại vẫn luôn là mục tiêu chung, đòi hỏi sự phối hợp của nhân dân toàn thế giới.
- Văn minh Ấn Độ
- Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
- Văn minh Ai Cập cổ đại
- Văn minh Ả Rập
- Văn minh Trung Hoa
- Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
- Văn minh Tây Âu trung đại
- Văn minh công nghiệp
1. Cách mạng tháng Mười Nga và sự xuất hiện nền văn minh Xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới, giai cấp công nhân Nga liên minh với dân nghèo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga do Lênin đứng đầu.
Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa hết sức to lớn:
– Lần đầu tiên trong lịch sử đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa ở một tuyến (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
– Thiết lập một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Làm xuất hiện nền văn minh mới, văn minh xã hội chủ nghĩa
Có thể thấy, loài người trong thời kỳ cận đại, tự hào với những thành tựu vô cùng rực rỡ về khoa học và kỹ thuật của nền văn minh công nghiệp nhưng nền văn minh ấy vẫn còn chế độ người bóc lột người, chính vì thế loài người còn phải tiếp tục sáng tạo và đấu tranh để đi tới một nền văn minh thực sự đúng nghĩa không còn áp bức.
– Đầu thế kỷ XX, với cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nền văn minh XHCN đã ra đời, đó thực sự là hiện thực của những khát khao của cả loài người tiến bộ, kết quả đấu tranh vì nhân văn dân chủ.
– Nền văn minh mới mà nước Nga Xô Viết là đại diện tiêu biểu đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người với những thành tựu vô cùng rực rỡ.
– Một nhà nước không còn áp bức bóc lột – nhà nước XHCN đầu tiên trên trái đất, khuôn mẫu cho nhân dân các nước đang đấu tranh vì hòa bình dân chủ và CNXH vươn tới.
– Nhà nước Xô Viết đã đạt được những thành tựu thật đáng kinh ngạc trên mọi lĩnh vực, chiếm lĩnh đỉnh cao của KH-KT thế giới: về vật lý, hóa học, điện tử. điều khiển học, khoa học vũ trụ. Năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng 83,6kg. Năm 1961, tàu vũ trụ Phương Đông đầu tiên phóng thành công. Tàu vũ trụ này mang theo con người, bay nhiều vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những bay dài trong vũ trụ. Năm 1971 cứ hơn 1.000 công nhân thì có hơn 550 người có trình độ đậi học và trung học, chiếm 55%. Hơn ½ dân số nông thôn có trình độ đại học và trung học. Liên Xô chiếm vị trí hàng đầu về trình độ học vấn của nhân dân (3/4 số dân có trình độ đại học và trung học trên 30 triệu người lao động trí óc).
Sự hình thành và phát triển của nền văn minh XHCN, khởi đầu từ nước Nga, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nó thực sự đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
2. Những thành quả về khoa học quân sự
– Việc phát minh ra quy luật vật lý, hóa học và nguồn năng lượng mới dẫn đén sự ra đòi của chủng loại vũ khí khác nhau, có hiệu quả lớn trong khoa học quân sự.
– Những năm 40 của thế kỷ XIX xuất hiện dàn pháo lựu nổi tiếng nhất là dàn 82 và 132 của Liên Xô (1937) và biệt hiệu kachiusa, sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ II.
– Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ phát triển loạt vũ khí mới – vũ khí hạt nhân và chỉ 2 tháng sau đã đem ra sử dụng. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, tiếp sau là vũ khí hạt nhân được chế tạo tại Anh, Pháp,Trung Quốc. Vũ khí hạt nhân ra đời làm thay đổi quan điểm và phương thức tiến hành chiến tranh.
– Ra đa và vũ khí hạt nhân là thành quả phát triển vượt bậc của kỹ thuật quân sự đươc các bên tham chiến nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ II.
– Vũ khí hạt nhân: phân thành 2 loại: Vũ khí phân hạch (bom nguyên tử); Vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí).
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã không ngừng làm biến đổi lịch sử và văn minh nhân loại, do đó con người khai thác nó để nâng cao hơn nửa cuộc sống của mình. Song, dưới sự tác dộng của khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học quân sự, sự phát triển với các loại vũ khí hạt nhân đang là mối nguy cơ đe dọa cho cuộc sống nhân loại.
3. Thành tựu văn minh thế giới thế kỷ XX
3.1. Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần hai
Cách mạng khoa học kỹ thuật (KH-KT) là sự vận động của khoa học- kỹ thuật đạt đến bước nhảy vọt về chất, đánh dấu sự tiến bộ của nó trên con đường phát triển. Đó là những phát minh, sáng chế trong nghiên cứu làm thay đổi bộ mặt KH-KT. Những thay đổi có tính bước ngoặt trong KH-KT tác động rất sâu sắc đến đời sống xã hội.
Đến nay nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, qua đó đạt được những bước nhảy vọt trong sản xuất và sinh hoạt xã hội. Thế kỷ XVIII-XIX, cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra cùng với cách mạng cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng KH-KT hiện nay không phải là cuộc cách mạng kỹ thuật đơn thuần như thế kỷ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật thành 2 thể thống nhất, 2 yếu tố khoa học kỹ thuật không tách rời nhau, kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy cách mạng KH-KT cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn với hiệu quả cao chưa từng có.
Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần hai:
– Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử.
– Hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới.
– Sử dụng những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới.
– Tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, thám hiển vũ trụ bao la.
Đặc điểm cách mạng khoa học – kỹ thuật lần hai:
– Những phát minh về kỹ thuật của cuộc cách mạng khoa học -kỹ thuật hiện nay đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và đến lượt mình kĩ thuật lại đi trước mở đường cho khoa học.
– Khoa học trở thành LLSX trực tiếp. Ngày nay, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghiệp hàng ngày. Khoa học thực sự xâm nhập vào sản xuất và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
– Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn và hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng ngày càng cao.
– Ngoài ra, đa số các nước tư bản tiên tiến tăng cường đầu tư phát triển khoa học. Đầu tư khoa học cho lãi cao hơn nhiều so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
3.2. Thành tựu văn minh thế kỷ XX
Thế kỷ XX, nhân loại có nhiều thành tựu quan trọng trong đó nổi bật nhất là 12 phát minh vĩ đại:
– Phát minh ra Máy bay: Năm 1903 anh em Rait tiến hành thành công chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại trên thiết bị bay có gắn động cơ do họ sáng chế. Năm 1930, một kỹ sư người Anh Ph. Watl đăng ký phát minh ra động cơ phản lực. Chín năm sau, hãng Heinkel của Đức chế tạo thành công những chiếc máy bay khổng lồ có thể chứa được tới 46 700 hành khách. Cải tiến máy bay dân dụng siêu tốc Concorde và ý tưởng viển vông nhất là lắp cánh cho xe hơi.
– Phát minh Vô tuyến truyền hình: Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd đăng ký phát minh ra chiếc máy có khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính hiệu điện từ mà sau nầy chúng ta gọi là Máy vô tuyến truyền hình, Năm 1932 Hãng BBC của Anh bắt đầu phát các chuơng trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay sóng hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp , cáp truyền hình hoặc là vệ tinh.
– Phát minh Phản ứng nhiệt hạch: Kỷ nguyên nguyên tử mở ra năm 1942 bởi thành công của một nhóm nhà bác học Đại học Chicago trong việc nghiên cứu sự phân chia nguyên tử, nguyên tố phóng xạ. Ba năm sau, quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm. Một tháng sau nữa, hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hirosima vàNgazaki. Trong thời gian chiến tranh lạnh, vũ khí nguyên tử là cốt lõi của sức mạnh quân sự của hai siêu cường quốc Liên Xô và Mỹ. Ngày nay năng lượng nguyên tử được sử dụng chủ yếu vào mục đích hoà bình.
– Máy tính: Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943 để dò mở mã khoá của bọn phát xít Đức, những phát minh tiếp theo làm cho hoạt động của máy tính hoạt động nhanh hơn hàng vạn lần. Transitor (1947) microprocessor (1970) làm tăng tốc độ tính toán đĩa cứng năm 1956 -Mo dem năm (1980), con chuột năm 1983, làm tăng tốc độ nạp liệu, tương lai nhân loại thuộc về máy tính. Những ý tưởng đang được thực hiện là máy tính tí hon có thể đeo như đồng hồ tay và máy tính gắn vào tủ lạnh để nhắc nhở bà chủ là thức ăn trong tủ đã hết, cần phải đến siêu thị ngay.
– Phát minh Peniciline: Thần dược của thế kỷ thế 20 được tạo ra năm 1928 bởi nhà nghiên cứu người Scotland A .Fleming ông phát hiện ra một loại mốc tiêu diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng. Mười năm sau một nhóm bác học người Anh tìm ra phương pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này, Năm 1943 những viên kháng sinh Pénicicline đầu tiên được ứng dụng rộng rãi trong y học và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng.
– Phát minh Thuốc tránh thai: BS người Mỹ G.Pincus sáng tạo ra những viên thuốc này đầu tiên vào năm 1954. Phát minh của ông đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong xã hội. Giờ đây người phụ nữ có thể hoàn toàn kiểm soát được việc sinh nở của mình, tạo điều kiện cho họ chủ động trong công tác và nâng cao vai trò xã hội của nữ giới.
– Phát minh AND: Ngày 28/2/1953 nhà bác học người Anh Cric tuyên bố “tôi đã tìm ra bí mật của sự sống”. Ông cùng với nhà bác học người Mỹ J.Watson vừa khám phá ra rằng, phân tử ADN mang trong mình những thông tin di truyền. Việc phát hiện ra mã gen của người động vật và thực vật đã tạo ra những thành công to lớn trong y học và Nông học, hình thành cả một bộ môn khoa học mới đã trở thành mủi nhọn cho thế kỷ sau nhất là giờ đây, bản đồ gen người đã được thiết lập.
– Phát minh LASER: Ý tưởng về Laser được Einstein đưa ra từ năm 1917 nhưng phải đến 40 năm sau mới được G.Guld – Đại học Columbia Mỹ -biến thành hiện thực. Tiếp theo Guld đã lao vào cuộc chiến 30 năm dành bản quyền phát minh của mình. Trong khi đó, Laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi từ việc hàn xì đến Y học, máy tính và Video.
– Phát minh Cấy ghép bộ phận cơ thể: Chuyện huyển tưởng ấy trở thành hiện thực lần đầu tiên vào năm 1967 khi bác sĩ người Nam Phi C.Barnard cấy ghép thành công trái tim của một người mới chết cho người khác. Sau đó Y học lần lượt thành công trong việc ghép tay, tuỵ, da, buồng trứng, Giờ đây các bác sĩ đang hy vọng ghép tế bào não để chữa bệnh đảng trí cho người già như đã thay thế cho một số bộ phận của động vật cho người bệnh.
– Phát minh ra kỹ thuật Sinh con trong ống nghiệm: Cô bé đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm là Liza Braun nay đã 25 tuổi. Thành công này của y học đã mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình hiếm hoi và góp phần không nhỏ trong việc giải phóng phụ nữ.
– Phát minh khám phá vũ trụ: Năm 1957, kỷ nguyên vũ trụ mở ra khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng lên Quĩ đạo. Bốn năm sau, Gagarin bay vào vũ trụ, Tám năm sau ba nhà nữ du hành Mỹ đổ bộ lên mặt trăng. Giờ đây các vệ tinh được sử dụng rộng rải để chuyển tiếp điện thoại, truyền hình, dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và trinh sát.
– Phát minh Internet: Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các dử liệu thông tin được truyền tải giữa hai máy tính cách nhau hàng ngàn dặm. Hai mươi năm sau thí nghiệm nầy của lầu năm gốc trở thành thành tựu văn hoá của xã hội toàn thế giới. Hiện tại đang có hàng trăm triệu người sử dụng Internet, đến năm 2003 con số này vượt 1 tỷ người. Đó là 12 phát minh khoa học lớn nhất thế kỷ 20.
4. Những tiến bộ vượt bậc của văn minh thế giới những năm đầu thế kỉ XXI
4.1. Kỹ thuật di truyền (Genetic Engineering)
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nó tạo ra những giống lúa, rau củ, cây công nghiệp và cây ăn quả có năng suất cao và kháng được sâu bệnh, hạn hán, góp phần giải quyết nạn nhân mãn và bảo vệ môi trường. Trong y học, nó giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế phát triển bệnh tật của cơ thể con người, điều chế những loại dược phẩm mới có hiệu năng điều trị cao hơn, lập bản đồ gene…
4.2. Công nghệ nano (Nanotechnology)
Công nghệ nano là việc thiết kế, phân tích, chế tạo và điều khiển hình dáng, kích thước các nguyên tử, phân tử và siêu phân tử của vật chất trên quy mô cực nhỏ nanomet (1 phần triệu mét). Công nghệ nano mang đến những ứng dụng cực kỳ hữu ích trong nhiều lĩnh vực.
Trong y khoa, việc điều trị bệnh ung thư, phương pháp điều trị mới dùng phân tử nano đã được thử nghiệm để hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào.
Trong nông nghiệp, công nghệ nano đang được ứng dụng để sản xuất các loại phân bón lá, thuốc trừ nấm bệnh cho cây trồng.
Trong sản xuất thực phẩm, các nhà khoa học đã thử nghiệm làm thay đổi cấu trúc các loại thực phẩm ở cấp độ nguyên tử và phân tử, khiến chúng thay đổi hương vị thơm ngon hơn cũng như giàu dinh dưỡng hơn…
Trong lĩnh vực điện tử, các thiết bị điện tử dùng pin sạc lại được như laptop, điện thoại thông minh… sắp tới sẽ ngày càng mỏng và nhẹ hơn, thời gian dùng pin lâu hơn và kích thước của viên pin sẽ ngày càng được thu nhỏ lại nhờ công nghệ này.
Trong may mặc, việc sản xuất các loại quần áo có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trong quần áo đã trở thành hiện thực với việc sử dụng các hạt nano bạc. Chúng thu hút và tiêu diệt các vi khuẩn trên quần áo. Công nghệ này đã được áp dụng trên một số mẫu quần áo thể thao, vải dùng trong y tế và trong một loại quần lót khử mùi.
4.3. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (A.I ) là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo là một trong những ngành trọng yếu của tin học (nhưng không phải là ngôn ngữ lập trình), là ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.
Trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có thể suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi.
Ngày nay, các hệ thống máy móc trang bị trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải, giáo dục, y dược, các ngành kỹ thuật, quân sự quốc phòng, trong các phần mềm máy tính thông dụng và trò chơi điện tử.
Ứng dụng về AI trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng đáng chú ý nhất là các trợ lý ảo Siri (iPhone), Bixby (Samsung) cũng như Alexa (Amazon) và Asisstant (Google).
4.4. Tự động hóa (Automation)
Công nghệ tự động hóa là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc trong các nhà máy, nồi hơi, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, quản lý hành trình và điều chỉnh cân bằng tạo ổn định cho tàu bè, máy bay và các ứng dụng khác nhằm giảm sự can thiệp của con người đến mức tối thiểu.
4.5. Người máy (Robotics)
Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, giờ đây robot đã làm được rất nhiều việc thay thế con người một cách đắc lực, hoạt động không mệt mỏi trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, y khoa, quân sự, bảo vệ an ninh, cứu hộ cho đến các dịch vụ phục vụ và đáp ứng nhu cầu giải trì cho con người.
5. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật với văn minh nhân loại
Thành tích kỳ diệu nửa thế kỷ qua của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động kỳ diệu đến xã hội loài người:
Thứ nhất: tạo nên bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động (chỉ trong vòng 20 năm từ 1970-1990 sản xuất của thế giới tăng 2 lần, ngang 2000 lần khối lượng của sản xuất vật chất trong 230 năm của thời đại công nghiệp (tức là từ 1740 đến 1970)). Sản xuất vật chất sẽ tăng lên với số lượng rất lớn: làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại: công nghiệp tên lửa, nguyên tử, điện tử, vật liệu tổng hợp, công nghiệp, vi tính… Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo nên nhiều hàng hóa sản phẩm mới… nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
Thứ hai, làm thay đổi giá trị lao động –lao động trí tuệ được coi là yếu tố trọng yếu trong guồng máy sản xuất xã hội, là một trong những động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển xã hội ngày nay. Do đó nền sản xuất xã hội phát triển với sự gia tăng chất lượng nhanh chóng các ngành có chất lượng khoa học- kỹ thuật cao, công nghệ tinh vi và phức tạp, là công nghệ tiên tiến chú trọng đến hiệu quả và chất lượng, là quá trình sản xuất cao và công nghệ tự động hóa cao độ với việc tiết kiệm tối đa nhiên liệu, giảm hao phí, làm sạch môi trường…Hiện nay các sản lượng mới do hàm lượng trí tuệ chiếm từ 70-75%, vì vậy yếu tố trí tuệ được con người chú ý đặc biệt, sức hút mạnh mẽ trong cuộc đời giữa các quốc gia nhằm chiếm đỉnh cao của khoa học công nghệ.
Thứ ba: tác động mạnh đến giáo dục. Bởi vì mọi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đều bắt nguồn từ sự sáng tạo trí tuệ của con người. Vì vậy, đào tạo người lao động có học vấn cao, kỹ năng công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ trọng yếu, quan tâm hàng đầu của nhà nước.
Chiến lược giáo dục quốc sách được các nước chia ra và chú trọng đặc biệt: họ tăng cường đầu tư vốn, chính sách, biện pháp nâng cao trình độ nhân dân, đón đầu công nghệ khoa học của thế giới. Ví dụ: Hàn Quốc, nếu như nửa đầu thập niên 50 chỉ tiêu cho giáo dục là 2-5% thì đến những năm 80 là 21-25% ngân sách nhà nước. Đài Loan:1992 tăng chi phí giáo dục là 353,3% tỷ Đài tệ, chiếm 6,96% ngân sách. Nhờ vậy họ nhanh chóng trở thành những con rồng châu Á.
Thứ tư: tác động mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất: từ chiều rộng sang chiều sâu, từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất phi vật chất.
– Xác lập một cơ cấu sản xuất, đã thay đổi nội dung tính chất và hình thức lao động, sự thay đổi toàn diện có tính cách mạng.
– Tạo ra và sử dụng rộng rãi hàng loạt hệ thống máy tự động, điều khiển các thiết bị và công nghệ mới … những vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu mới: hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên và cân bằng sinh thái.
– Sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và tự động hóa cao đã kéo theo sự phân công lao động trong xã hội, chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Sự phát triển của ngành nghề viễn thông, tin học đã đẩy mạnh xu hướng hợp tác hóa sản xuất và sự ra đời của các tổ chức hiệp hội, công đoàn quy mô nhỏ và các xí nghiệp quốc tế lớn.
– Tạo ra những ngành kỹ thuật mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao như: điện tử, vi điện tử, máy tính, công nghệ sinh học, laze, siêu dẫn , tin học…
– Sản xuất phi vật chất ngày càng cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc tái sản xuất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội. Nhờ đó, đời sống con người được cải thiện, mức sống được nâng cao.
Thứ năm: Đưa đến thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp mới. Cơ cấu dân cư cũng thay đổi do sự gia tăng của tầng lớp tri thức, nhân viên và công nhân. Số lượng chuyên gia chiếm khoảng ¼ đến 1/3 tổng số người làm việc; số dân trong các ngành dịch vụ tăng lên.
– Hiện nay, khu vực dịch vụ buôn bán, văn phòng chiếm tới 50-60%, khu vực nông nghiệp, công nghiệp truyền thống nhỏ bé đi. Dự báo thế kỷ XXI, khu vực dịch vụ ở các nước tư bản phát triển sẽ tăng tới 70-80% dân số lao động. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi kết cấu và tỉ lệ trong giai cấp xã hội.
Thứ sáu: Làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ(xu hướng liên kết kinh tế, liên kết khu vực) dang hình thành một thị trường toàn thế giới, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong dạng cùng chung sống hòa bình.
– Mặt khác, sự giao lưu, trao đổi về văn hóa , du lịch, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự hợp tác với nhau trên lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, khoa học kỹ thuật bảo vệ môi trường giữa các quốc gia, dân tộc trên hành tinh ngày càng phát triển và gắn bó.
Thứ bảy: Tạo điều kiện thuận lợi cho con người tìm được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận, năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời… đã tác động mạnh đến giao thông liên lạc, tạo nền cho cuộc cách mạng.
– Kể từ khi phát minh động cơ chạy bằng hơi nước Savery (1698), động cơ đốt trong (1876), năng lượng nguyên tử(1954) thì các ngành than, điện, dầu,năng lượng nguyên tử đã được đẩy mạnh, phát triển, tạo tiền đề cho một loạt máy mới ra đời.
Ngày 09/11/1991, Cộng đồng châu Âu thực hiện thành công phản ứng nhiệt hạch có điều khiển đầu tiên trong lịch sử nhân loại với tên gọi “Vành xuyên liên hiệp châu Âu”- Joint Eurpean Torons (JET) đã mở ra cho nhân loại khả năng sử dụng năng lượng vô tạn. Năng lượng nhiệt hạch là nguồn năng lượng được thu trên nguyên tắc kết hợp hạt nhân của 2 nguyên tử nhẹ là Detơri (hay Hiđrô nặng) và Triti (hay Hydrô siêu nặng). Hạt nhân này sẽ trở thành hạt nhân Heeli khi liên kết với nhau sẽ giải phóng một năng lượng lớn gấp đôi, bội phần năng lượng phá vỡ hạt nhân urani 235, với công suất tương đương hàng chục lần thuốc nổ, gấp hàng nghìn lần bom nguyên tử. Với lượng nước vô tận của thế giới , loài người có thể sản xuất năng lượng nhiệt hạch trong hàng tỷ năm mà không gây ô nhiễm môi trường và không gây thảm họa như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Trecnôbin (Ucraina) cho nhân loại. Hiện nay, điều kiện phản ứng nhiệt hạch được nghiên cứu ở nhiều nước (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc,Thụy Điển, Nga).
– Chất đốt thượng hạng( năng lượng mặt trời) không những góp phần giải quyết nạn khủng hoảng mà còn giải thoát thế giới khỏi sự đe dọa của nạn ô nhiễm môi trường.
– Với sự ra đời của tàu thủy, tàu kéo chạy bằng hơi nước (1830), ôtô (1885), máy bay(1903), tàu con thoi vũ trụ kiểu Shutle(1982), giao thông vận tải ngày càng phát triển 50 mạnh mẽ, tác động to lớn đến sự phát triển của các mạng lưới thông tin liên lạc. Hàng loạt hệ thống bến cảng, đường cao tốc, sân bay được xây dựng khắp các trung tâm công nghiệp, các vùng xa xôi hẻo lánh trên trái đất, thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ phát triển với tốc độ cực nhanh.
– Hệ thống liên lạc theo đó phát triển với tốc độ chưa từng thấy: nếu điện tín ra đời (1884), điện thoại (1876), rađiô (1895), sợi quang học (1973) đã tạo điều kiện vững chắc cho sự liên kết 200 quốc gia và chính thể chính trị thành một thể thống nhất.
Thập kỷ 90 người ta mệnh danh hệ thống liên lạc là “ hệ thần kinh” của trái đất. Hiện nay thế giới đang bùng nổ một cuộc chiến tranh thông tin với hệ thống cáp ngầm liên lạc đất liền và xuyên các đại dương, có một mạng lưới dầy đặc các vệ tinh viễn thông( hiện nay trái đất có khoảng 3000 vệ tinh khác nhau).
– Thành tựu về năng lượng, giao thông vận tải, truyền thông viễn thông đã tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các quốc gia, các khu vực với bất cứ chính trị, xã hội nào, có tác động mạnh mẽ , nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế thế giới và nâng cao mọi mặt của đời sống nhân dân.
Thứ tám: đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới mà người ta gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh tin học” hay “văn minh trí tuệ”.
Một số hậu quả bên cạnh thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật: chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức hủy diệt lớn, nạn ô nhiễm môi trường( ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông, hồ…) và các bãi rác trên vũ trụ, tai nạn giao thông, lao động, bệnh tật, tệ nạn xã hội…/.
Nguồn: Luật sư Online – iluatsu.com
Trả lời