Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
- Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
- Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
1 – Hệ thống chính trị là gì?
Nhà nước là gì?
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Hệ thống chính trị là gì?
Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng hoặc một liên minh các đảng phái chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị của lực lượng cầm quyền.
2 – Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
– Vị trí: Nhà nước ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, nơi hội tụ của đời sống chính trị xã hội. Nhà nước có quan hệ mật thiết với tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, thu hút các tổ chức đó về phía mình.
– Vai trò: Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định trong hệ thống chính trị. Nhà nước quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị; quyết định bản chất, đặc trưng, vai trò của hệ thống chính trị. Nhà nước chi phối tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nó có thể cho phép thành lập hoặc làm mất đi một tổ chức nào đó trong hệ thống chính trị. Nhà nước là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện, củng cố, bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị, lãnh đạo của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền; để tổ chức, quản lý, xây dựng và phát triển xã hội.
3 – Nguyên nhân hình thành vị trí, vai trò của nhà nước
Sở dĩ nhà nước có vị trí, vai trò đó là vì so với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước có những ưu thế sau:
Nhà nước là sản phẩm thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội do giai câp cầm quyền lãnh đạo, nhằm xoá bỏ chê độ cũ, thiết lập chế độ mới
Hệ thống chính trị được hình thành cùng với sự hình thành của nhà nước tư sản nên chỉ trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa mới có hệ thống chính trị. So với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước được xây dựng, bảo vệ, củng cố và phát triển trên nền tảng xã hội rộng lớn nhất. Cơ sở xã hội của nhà nước là mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội… Cơ sở xã hội của các tổ chức khác chỉ là một bộ phận của dân cư.
Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức, hợp pháp cho toàn thế xã hội, nhân danh xã hội để thực hiện việc tổ chức và quản lý hầu hết các mặt của đời sống xã hội
Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập, đại diện và thực hiện quyền lực của nhân dân nên chỉ nhà nước mới là đại diện chính thức cho toàn xã hội, có chức năng tổ chức và quản lý xã hội để thiết lập trật tự xã hội, vì sự phát triển chung của xã hội.
Nhà nước có quyền lực công khai và có phạm vi tác động rộng lớn nhất trong hệ thống chính trị, bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức, mọi miền lãnh thổ và các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội
Để thực hiện quyền lực của mình, nhà nước có bộ máy hùng mạnh nhất, bao gồm một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có cả các cơ quan bạo lực như quân đội, cảnh sát để bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước có pháp luật, công cụ quản lý xã hội có hiệu quả nhất
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng tất cả sức mạnh của mình, trong đó có sức mạnh cưỡng chế. Nhà nước sử dụng toàn bộ sức mạnh vật chất, tinh thần của mình để tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực của mình để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, nhờ vậy, các quy định của pháp luật có thể được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội, do đó, các chính sách của nhà nước có thể trở thành hiện thực trong xã hội.
Quy định của các tổ chức khác chỉ có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các hội viên trong tổ chức, đồng thời chỉ được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của các hội viên và các hình thức kỷ luật của tổ chức, nên sức mạnh và hiệu quả thấp hơn pháp luật. Các tổ chức khác chỉ được nêu sáng kiến xây dựng pháp luật khi được nhà nước cho phép.
Nhà nước là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia
Trong hệ thống chính trị chỉ nhà nước mới có quyền cho phép các tổ chức khác trong hệ thống chính trị được thành lập hoặc được tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp, chỉ nhà nước mới có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình. Do đó, chỉ nhà nước mới đủ khả năng huy động mọi tiềm năng trong nước, mọi sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn nhất, vì vậy nhà nước có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhà nước có quyền thu thuế, phát hành tiền, quốc trái và là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội nên nó có sức mạnh vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nó và của xã hội mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Trả lời