Trong hệ thống Pháp luật, quy phạm Pháp luật là đơn vị nhỏ nhất nhưng là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống Pháp luật. Từ các quy phạm Pháp luật hình thành nên các khái niệm cơ bản khác trong hệ thống Pháp luật là ngành luật và chế định Pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là nơi chứa đựng các quy phạm Pháp luật và được xem là hình thức Pháp luật chính nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Bài này trình bày khái niệm, đặc điểm và cơ cấu quy phạm Pháp luật. Khái niệm văn bản quy phạm Pháp luật và các loại văn bản quy phạm Pháp luật của nước ta hiện nay.
1. Quy phạm Pháp luật
1.1. Khái niệm và đặc điểm quy phạm Pháp luật
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước.
Quy phạm pháp luật là loại quy phạm có những đặc điểm như sau:
- Là những quy tắc có tính chất bắt buộc chung.
- Được thể hiện dưới hình thức xác định.
- Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
1.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Có nhiều quan điểm về cách xác định cơ cấu của một quy phạm Pháp luật, tuy nhiên cách chia quy phạm Pháp luật gồm 3 bộ phận được phổ biến hơn.
Ba bộ phận của quy phạm Pháp luật gồm: giả định, quy định và chế tài. Trong đó:
1.2.1. Giả định
Giả định là phần mô tả những tình huống thực tế, dự kiến, xảy ra trong đời sống xã hội cần phải áp dụng quy phạm Pháp luật đã có.
Ví dụ: Điều 134 BLHS: “Người nào bắt người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Trong quy phạm trên, bộ phận giả định là đoạn được gạch dưới.
1.2.2. Quy định
Quy định là nêu lên các quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi ở vào hoàn cảnh, trường hợp đã nêu trong phần giả định.
Ví dụ: Điều 364 BLDS: “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận”.
Trong quy phạm trên, bộ phận quy định là đoạn được gạch dưới.
1.2.3. Chế tài
Chế tài là bộ phận quy định những biện pháp, những hậu quả tác động tới các chủ thể không tuân thủ các quy định của quy phạm Pháp luật.
Ví dụ: Điều 117 BLHS: “Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm”.
Trong quy phạm trên, bộ phận chế tài là đoạn được gạch dưới.
Xem thêm bài viết:
- Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và hình thức của Pháp luật
- Khái niệm, đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật
- Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý
- Khái quát về Hệ thống pháp luật Việt Nam
2. Văn bản quy phạm Pháp luật
2.1. Khái niệm và đặc điểm của VBQPPL
Văn bản quy phạm Pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và hình thức nhất định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự bắt buộc chung nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó không phụ thuộc vào sự áp dụng.
Theo định nghĩa của luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật: “Văn bản quy phạm Pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Văn bản quy phạm Pháp luật có đặc điểm là:
- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Chứa đựng những quy tắc xử sự chung bắt buộc.
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và sự áp dụng không làm chấm dứt tính hiệu lực của văn bản.
- Văn bản quy phạm Pháp luật có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành được quy định cụ thể bằng Pháp luật.
2.2. Hệ thống Văn bản quy phạm Pháp luật của Việt Nam
Theo Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các loại Văn bản quy phạm Pháp luật ở nước ta không chia thành văn bản lập pháp và văn bản lập quy, mà trong hệ thống Văn bản quy phạm Pháp luật, các văn bản quy phạm Pháp luật được sắp xếp theo tên gọi văn bản và cơ quan ban hành văn bản như sau:
- Văn bản QPPL do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết.
- Văn bản QPPL do UBTV Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.
- Văn bản QPPL do Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.
- Văn bản QPPL do Chính phủ ban hành: Nghị quyết, Nghị định.
- Văn bản QPPL do Thủ tướng ban hành: Quyết định, Chỉ thị.
- Văn bản QPPL do Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ ban hành: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
- Văn bản QPPL do Tòa án NDTC ban hành: Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
- Văn bản QPPL do Viện kiểm sát NDTC ban hành: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
- Văn bản QPPL do Hội đồng ND các cấp ban hành: Nghị quyết.
- Văn bản QPPL do Uỷ Ban ND các cấp ban hành: Quyết định, Chỉ thị.
- Văn bản QPPL do Các cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước phối hợp ban hành: Nghị quyết liên tịch, Thông tư liên tịch.
Để xác định vị trí thứ bậc và hiệu lực pháp lý của các Văn bản trong hệ thống VBQPPL, các VBQPPL được chia thành Văn bản Luật (gồm Hiến pháp, Bộ luật và Luật do Quốc hội ban hành) và Văn bản dưới Luật (gồm các VBQPPL do các cơ quan Nhà nước khác ban hành).
Hiến pháp là Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống Văn bản quy phạm Pháp luật.
Hiến pháp quy định các vấn đề cơ bản nhất của một Nhà nước như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xác định cơ chế quyền lực của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho tất cả hệ thống Pháp luật.
Bộ luật, Luật là những VBQPPL được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, quy định các vấn đề cơ bản quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Các văn bản dưới Luật được ban hành trên cơ sở và trong khuôn khổ quy định của Văn bản luật của Quốc hội để chấp hành và tổ chức thực hiện các Văn bản luật đó.
Các Văn bản dưới Luật quy định trái với quy định của Văn bản Luật đều không có hiệu lực pháp lý.
TÓM LƯỢC
- Quy phạm Pháp luật là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước.
- Quy phạm Pháp luật gồm: Giả định, quy định và chế tài.
- VBQPPL là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và hình thức nhất định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự bắt buộc chung nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó không phụ thuộc vào sự áp dụng.
- Trong hệ thống VBQPPL Việt Nam hiện nay, các VBQPPL được chia thành Văn bản Luật (gồm Hiến pháp, Bộ luật và Luật do Quốc hội ban hành) và Văn bản dưới Luật (gồm các VBQPPL do các cơ quan Nhà nước khác ban hành).
- Hiến pháp là Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống VBQPPL.
Tài liệu cùng môn học
- 229 câu Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương – CÓ ĐÁP ÁN
- 118 Câu hỏi ngắn thi vấn đáp môn Pháp luật đại cương – CÓ ĐÁP ÁN
- 223 Nhận định môn Pháp luật đại cương – CÓ ĐÁP ÁN
- Like fanpage iluatsu.com tại https://facebook.com/iluatsu/
K/g Luật sư!
Khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công quy định “Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.”
Và Điều 30 Luật ban hành VBQPPL quy định “HĐND&UBND ban VBQPPL để quy định những vấn đề được luật giao”.
Căn cứ các quy định nêu trên, một số địa phương ban hành Nghị quyết giao UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức VBQPPL có đúng không. Xin luật sư chia sẻ ý kiến?