Phân tích vai trò của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật
- So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
- Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
- Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
- Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước
- Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
- Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
- Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thế nào là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
- Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
1 – Giới thiệu khái quát về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật và các khoa học pháp lý chuyên ngành
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật và các khoa học pháp lý chuyên ngành đều là những khoa học thuộc hệ thống khoa học pháp lý. Trong đó:
– Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung, những biểu hiện chủ yếu của nhà nước và pháp luật nói chung, của nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng.
– Khoa học pháp lý chuyên ngành như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự… là hệ thống những quan điểm, khái niệm, kết luận hình thành trên cơ sở nghiên cứu các quy phạm pháp luật của một ngành luật nhất định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2 – Phân tích cụ thể vai trò của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật có vai trò cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận cho các khoa học pháp lý chuyên ngành, bởi vì:
– Lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu về nhà nước và pháp luật một cách chung nhất, khái quát và toàn diện nhất. Nó nghiên cứu hoạt động của nhà nước và sự điều chỉnh của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống, nó nghiên cứu về nhà nước và pháp luật đồng thời, song song với nhau. Trên cơ sở nghiên cứu đó, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật nêu lên những khái niệm, kết luận, quan điểm, quy luật cơ bản về nhà nước và pháp luật. Tất cả các khái niệm, kết luận, quan điểm, quy luật đó trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận cho các khoa học pháp lý chuyên ngành. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về các hiện tượng pháp lý cơ bản như quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật…, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật giới thiệu cụ thể về khái niệm, các dấu hiệu, đặc điểm, cấu thành… của các hiện tượng trên. Các khái niệm, dấu hiệu, đặc điểm… đó trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận chung cho các khoa học pháp lý chuyên ngành.
– Các khoa học pháp lý chuyên ngành chỉ nghiên cứu hoạt động của nhà nước và sự điều chỉnh của pháp luật trong một lĩnh vục cơ bản của đời sống nên khi nghiên cứu các vấn đề thuộc đối tượng của mình, các khoa học này đều phải dựa trên cơ sở các khái niệm, kết luận, quan điểm khoa học do Lý luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp, đồng thời, kết quả nghiên cứu của các khoa học pháp lý chuyên ngành lại minh hoạ, làm rõ thêm, cụ thể hơn các khái niệm, kết luận, quan điểm khoa học mà Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã nêu ra. Ví dụ, dựa trên cơ sở các kiến thức về định nghĩa, đặc điểm và cơ cấu của quy phạm pháp luật mà Lý luận chung về nhà nước và pháp luật nêu lên, các khoa học luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự… sẽ xây dựng nên định nghĩa, đặc điểm và cơ cấu của quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, quy phạm pháp luật hình sự… Chính các kiến thức về quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, quy phạm pháp luật hình sự… do các khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp sẽ minh họa, làm rõ và sâu sắc thêm các kiến thức của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Vì thế, khoa học này thường được gọi tắt là Lý luận chung vì nó cung cấp cơ sở lý luận chung cho tất cả các khoa học pháp lý chuyên ngành.
Trả lời