Phân tích vai trò của nhà nước đối với các tổ chức chính trị – xã hội khác
- Vai trò của nhà nước đối với các đảng phái chính trị
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
- Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
1 – Các tổ chức chính trị – xã hội khác là gì?
Nhà nước là gì?
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Định nghĩa các tổ chức chính trị – xã hội khác
Các tổ chức chính trị – xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp, độ tuối, giới tính…
được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ cho lợi ích của các hội viên trong tổ chức.
Ví dụ: Tổ chức mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên…
2 – Vai trò của nhà nước đối với các tể chức chính trị – xã hội khác thế hiện ở các nội dung sau:
– Thông qua Hiến pháp và luật, nhà nước tạo ra cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời hoặc tồn tại và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội. Với những tổ chức ra đời sau nhà nước thì phải được nhà nước cho phép thành lập mới có thể thành lập, tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp. Với các tổ chức ra đời trước nhà nước thì sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức đó chỉ hợp pháp khi được nhà nước công nhận. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội khác tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước; tham gia thảo luận, phản biện xã hội đối với các chính sách, các kế hoạch, các dự án luật… của nhà nước.
– Nhà nước quản lý các tổ chức chính trị – xã hội khác và hội viên của các tổ chức đó theo pháp luật; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức đó và hội viên của chúng; xử lý các tổ chức đó và hội viên của chúng khi họ vi phạm pháp luật…
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời