Mục lục
Phân tích những ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp luật.
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm VBQPPL
- Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
- Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp
- Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật
- Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật
- Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội
- Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
1 – Nguồn của pháp luật là gì?
Nguồn của pháp luật nói chung là tất cả những căn cứ được các chủ thể sử dụng làm cơ sở để xây dựng, giải thích, thực hiện pháp luật cũng như để áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Hiểu theo nghĩa này thì nguồn của pháp luật gồm có nguồn nội dung và nguồn hình thức.
Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật, được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào để xây dựng, ban hành, giải thích và thực hiện pháp luật. Ví dụ: Đường lối, chính sách của Đảng, các nguyên tắc chung của pháp luật…
Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội. Ví dụ: Tập quán pháp, án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa nên ít được đề cập. Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, trong phạm vi môn học này, khi nói đến nguồn của pháp luật thì chủ yếu đề cập nguồn hình thức của nó.
Trong thực tế, khi thực hiện một hành vi pháp lý (ký kết hợp đồng, khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…), các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Nơi chứa đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp lý đó được coi là nguồn của pháp luật, do vậy, có thể hiếu, nguồn của pháp luật là tất cả các hình thức (yếu tố) chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội
2 – Các loại nguồn của pháp luật
Nguồn của pháp luật gồm nhiều loại nhu văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tu tưởng, học thuyết pháp lý; điều ước quốc tế; các quan niệm, chuấn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại…
Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp hay án lệ là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được coi là những nguồn không cơ bản, có giá trị bổ sung, thay thế các loại nguồn cơ bản trong một số trường hợp.
a – Tập quán pháp
Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng phù hợp với ý chí của nhà nước được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.
Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp.
Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn… Tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể. Song, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.
b – Tiền lệ pháp (án lệ)
Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.
Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.
Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.
c – Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.
Ví dụ, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau:
– Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.
– Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.
– Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
– Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đối, bố sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước, thông thường nó gồm hai loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật.
3 – Ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại nguồn khác mà chủ yếu là án lệ và tập quán pháp
– Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối cao. Trong khi đó tập quán pháp thường hình thành một cách tự phát, còn án lệ thì hình thành do kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, tính khoa học thường thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật.
– Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thành văn nên rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên phạm vi rộng. Trong khi đó, tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường chỉ được hiểu một cách ước lệ, nó lại có tính tản mạn, địa phương nên khó bảo đảm có thể hiểu và áp dụng một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.
– Văn bản quy phạm pháp luật có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đổi, bổ sung… Trong khi đó tập quán pháp thường có tính bảo thủ, chậm thay đối.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Trả lời