• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật

04/09/2020 18/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Áp dụng pháp luật là gì? Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là gì? Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật?

  • Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?
  • Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật?
  • Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
  • Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý?
  • Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật?
  • Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
  • Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
  • [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
  • [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
  • Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?

1 – Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

2 – Áp dụng pháp luật thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, bởi vì:

– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ở nước ta chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ ở địa phương khi họ yêu cầu, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội…

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • Giám sát quyền lực nhà nước dưới triều đại Hậu Lê và những bài học cho việc xây dựng hệ thống giám sát quyền lực hiện nay
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)
  • Nguyên tắc Chủ quyền nhân dân (Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân) trong tổ chức bộ máy nhà nước
  • Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
  • Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp 2013
  • Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền
  • Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước
  • Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
  • Phân tích yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực trong thực tế.

– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hoạt động xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của Ủy ban nhân dân vừa là hình thức thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân, vừa là hình thức Ủy ban nhân dân tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai quy định.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Vương quốc Anh và một số bài học tham khảo cho Việt Nam
Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Vương quốc Anh và một số bài học tham khảo cho Việt Nam
Áp dụng án lệ hay quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đổi đất nông nghiệp
Áp dụng án lệ hay quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đổi đất nông nghiệp
Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
Nguyên tắc chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước
Nguyên tắc Chủ quyền nhân dân (Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân) trong tổ chức bộ máy nhà nước
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương tại Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyền
Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)
Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)

Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước - Pháp luật Từ khóa: Áp dụng pháp luật/ Quyền lực nhà nước

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?
Next Post: [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng