Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
- Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
- [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
- Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
Tương tự như chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà cũng có sự biến đổi qua các kiểu nhà nước.
1 – Ở nhà nước chủ nô
Chính thể cộng hoà có cả hai dạng là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ:
a – Cộng hoà quý tộc
Cộng hoà quý tộc là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc.
Chính thể này chủ yếu tồn tại ở Nhà nước La Mã từ Thế kỷ thứ IV đến Thế kỷ I trước công nguyên và ở Nhà nước Sparte từ thế kỷ VII đến thế kỷ IV trước công nguyên.
b – Cộng hoà dân chủ
Cộng hoà dân chủ là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ những điều kiện luật định. Chính thể này đã tồn tại ở Nhà nước Athens.
2 – Ở nhà nước phong kiến
Chính thể cộng hoà dân chủ hình thành ở một số thành phố lớn của châu Âu giành được quyền tự trị bằng các con đường như: Dùng tiền để mua quyền tự trị; đấu tranh, khởi nghĩa của thị dân giành chiến thắng buộc nhà vua phải thừa nhận quyền tự trị; liên kết với nhà vua để chống lại lãnh chúa và được nhà vua thừa nhận quyền tự trị. Sau khi giành được quyền tự trị, quyền quản lý các công việc chung của thành phố thuộc về Hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu, Hội đồng sẽ giao quyền quản lý từng lĩnh vực cụ thể cho các ủy viên của Hội đồng.
3 – Ở nhà nước tư sản
Chính thể cộng hòa chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với bốn biến dạng cơ bản là cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị hay nghị viện, cộng hòa hỗn hợp hay lưỡng tính và cộng hòa Hồi giáo.
a – Cộng hòa tổng thống
Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách cứng rắn, rõ rệt nhất. Hình thức này được hình thành ở Mỹ theo Hiến pháp năm 1787, sau đó, nó được áp dụng ở một số nước Trung và Nam Mỹ, Philippines và một số nước khác.
Ở các nhà nước có chính thể cộng hòa tổng thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Chính thể này có các đặc trưng sau:
– Tổng thống vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có
quyền lực rất lớn, vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ.
– Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp. Tổng thống thành lập nội các từ các chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa Nghị viện và Chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng, Nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm đó.
– Tổng thống và Nghị viện đều do cử tri bầu ra, có thể độc lập với nhau, Tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
– Về mặt pháp lý, tổng thống không có quyền nêu sáng kiến xây dựng luật và không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn, Nghị viện cũng khồng có quyền lật đổ Chính phủ.
– Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà Nghị viện đã thông qua, ngược lại, Nghị viện có quyền khởi tố và luận tội tổng thống và các thành viên của Chính phủ theo thủ tục “đàn hạc” khi những người này vi phạm công quyền.
b – Cộng hoà đại nghị
Cộng hoà đại nghị có các đặc trưng sau:
– Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ Tổng thống, vừa có chức vụ Thủ tướng, Tổng thống đứng đầu quốc gia, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ.
– Quyền hành pháp do hai bộ phận nắm giữ là Tổng thống và Chính phủ (mà chủ yếu là nội các).
– Tổng thống do Nghị viện bầu ra, được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song đó chủ yếu là những quyền có tính chất đại diện cho nhà nước, còn trên thực tế Tổng thống không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Vai trò của Nguyên thủ quốc gia trong việc điều hành nhà nước chỉ mang tính chất hình thức, nghi lễ và tượng trưng.
– Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ không phải theo ý mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh của các đảng có đa số ghế trong Nghị viện. Tổng thống thực hiện các quyền của mình theo ý chí của Chính phủ, kể cả quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Mọi hoạt động của Tổng thống chỉ là sự phê chuấn các hoạt động “đã rồi” của Chính phủ.
– Tổng thống có thể không phải tường trình trước Quốc hội về những việc mình làm và trả lời chất vấn của Quốc hội; có thể không phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình trừ khi phạm phải một số tội hình nghiêm trọng như: Phản bội tổ quốc, xâm phạm Hiến pháp…
– Nội các là trụ cột và trung tâm quyết sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước nên chính thể này còn được gọi là chế độ nội các. Các nhân viên nội các thường là những nhân vật trọng yếu của đảng cầm quyền và các bộ trưởng quan trọng.
– Nghị viện có quyền lực tối cao. Chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của nghị viện. Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ, khi đó hoặc là nghị viện bị giải tán để bầu cử nghị viện mới, hoặc là chính phủ phải từ chức tập thể để thành lập chính phủ mới. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân.
c – Cộng hòa hỗn hợp
Cộng hòa hỗn hợp (hay lưỡng tính) là hình thức chính thể vừa có những đặc trưng của chính thể cộng hoà tổng thống, vừa có những đặc trưng của cộng hoà đại nghị. Chính thể cộng hòa hỗn hợp hiện đang tồn tại ở Pháp, Bồ Đào Nha, Nga…
Chính thể cộng hòa hỗn hợp có các đặc trưng cơ bản sau:
– Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên có quyền lực rất lớn, kể cả quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn.
– Tổng thống có tác động khá mạnh mẽ và nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc ban hành luật.
Một số nuớc cho phép tổng thống ban hành các văn bản quy phạm có giá trị như luật trong những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền ban hành luật của nghị viện, hoặc nghị viện có thể ủy quyền cho tổng thống ban hành luật trong những trường hợp nhất định.
– Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, về mặt pháp lý, Tổng thống không đứng đầu chính phủ mà người đứng đầu là Thủ tướng, song Tổng thống lại có quyền điều hành các hoạt động của Chính phủ.
– Mặc dù pháp luật quy định chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, song khả năng của Nghị viện trong việc kiểm tra các hoạt động của Chính phủ rất hạn chế.
d – Cộng hòa Hồi giáo
Chính thể này tồn tại ở một số quốc gia có đạo Hồi là quốc đạo như Iran, Irắc. Các quốc gia này cũng xác lập nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, xác lập chế độ dân chủ đa nguyên, thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, hiến pháp của các nước này đều quy định hiến pháp được xây dựng trên cơ sở kinh Coran và không được trái với tinh thần của kinh Coran. Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla.
4 – Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa
Chỉ có chính thể cộng hoà dân chủ, tuy nhiên ở những nước khác nhau, chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa có những biểu hiện khác nhau.
Ớ các nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đồng thời là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân do cử tri cả nước trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu và có thể bị nhân dân bãi miễn. Cơ quan này có quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của nhà nước, thành lập các cơ quan cấp cao khác của nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan đó… Các nước thuộc nhóm nước này có các dạng chính thể như Công xã Pari, Cộng hòa Xô viết, Cộng hòa dân chủ nhân dân và Cộng hòa Cuba.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời