Mục lục
So sánh và Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với văn bản áp dụng pháp luật (VBADPL)
- Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật?
- Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?
- Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật?
- Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
- Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý?
- Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật?
- Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
- Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
- [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
1 – Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là gì?
a – Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.
Ví dụ: Hiến pháp năm 2013 là một văn bản quy phạm pháp luật.
b – Văn bản áp dụng pháp luật là gì?
Văn bản áp dụng pháp luật (còn được gọi là văn bản pháp lý cá biệt) là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.
Ví dụ: Quyết định công nhận tốt nghiệp do Trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho sinh viên A là một văn bản áp dụng pháp luật.
2 – Điểm giống nhau
– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
– Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.
– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3 – Điểm khác nhau
Có thể phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật bằng các đặc điểm sau đây:
Văn bản quy phạm pháp luật | Văn bản áp dụng pháp luật |
---|---|
- Chỉ do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành. | - Chỉ do các cơ quan, Tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. |
- Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. | - Nội dung của văn bản xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần trong thực tế đời sống. |
- Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. | - Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo những mẫu đã quy định sẵn. |
- Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật. | - Được dùng để cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. |
- Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật. | - Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật. |
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Trả lời