So sánh và phân biệt “Tập hợp hóa” pháp luật với “Pháp điển hóa” pháp luật
- Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
1 – Giống nhau
– Đều là phương pháp hệ thống hóa pháp luật.
– Đề nhằm sắp xếp, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật, chấn chỉnh thành hệ thống có sự thống nhất nội tại theo một trình tự nhất định.
2 – Khác nhau
Giữa tập hợp hóa pháp luật và pháp điển hóa pháp luật khác nhau ở một số điểm cơ bản sau:
Tập hợp hóa pháp luật | Pháp điển hóa pháp luật |
---|---|
- Tập hợp hoá pháp luật là thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật theo một trật tự nhất định để làm hình thành nên một tập hợp các quy định của pháp luật. | - Pháp điển hoá pháp luật là hình thức hệ thống hoá pháp luật, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo đối tượng điều chỉnh hay theo chủ đề; loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, những quy định lỗi thời, lạc hậu; sửa đổi những quy định chưa phù hợp; xây dựng, bổ sung những quy định mới, từ đó xây dựng nên một bộ pháp điển hoặc ban hành một bộ luật mới trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy phạm pháp luật cũ để làm cho pháp luật thống nhất, hợp lý và phát triển hơn. |
- Việc tập hợp hoá pháp luật không làm thay đổi nội dung và hình thức của quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật được thu thập, không làm xuất hiện các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và các khái niệm pháp lý mới, bởi vì các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khi đưa vào tập hợp phải được sao chép nguyên văn. | - Nếu xây dựng bộ pháp điển theo chủ đề (pháp điển hóa về hình thức) thì việc pháp điển hóa sẽ không làm thay đối nội dung và hình thức của các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được tập hợp. Nếu xây dựng bộ luật mới (pháp điển hóa về nội dung) thì việc pháp điển ho á có thể làm thay đổi nội dung và hình thức của các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được thu thập, có thể làm xuất hiện thêm các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và các khái niệm pháp lý mới. |
- Việc tập hợp hoá pháp luật có thể được tiến hành theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo thời gian ban hành văn bản, theo giá trị pháp lý của văn bản, theo đối tượng điều chỉnh của văn bản... | - Việc pháp điển hoá chỉ được tiến hành theo đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu xây dựng bộ pháp điển theo chủ đề thì còn được tiến hành theo giá trị pháp lý của văn bản hoặc quy phạm. |
- Các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được đưa vào tập hợp có thể còn hoặc đã hết hoặc sắp có hiệu lực pháp lý. | - Các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được thu thập trong quá trình pháp điển hóa phải đang còn hiệu lực pháp lý. Nếu xây dựng bộ pháp điển theo chủ đề thì các quy phạm và các văn bản quy phạm pháp luật được thu thập có thể sắp có hiệu lực pháp lý. |
- Kết quả cuối cùng của việc tập hợp hoá pháp luật là làm hình thành nên một tập hợp các quy định của pháp luật nên chủ thể tiến hành tập hợp hoá pháp luật có thể là bất kỳ Tổ chức, cá nhân nào trong xã hội song chủ yếu là các cơ quan nhà nước và các chuyên gia pháp luật. Theo nghĩa hẹp, tập hợp hoá pháp luật chỉ là một công đoạn trong quá trình xây dựng pháp luật, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi xây dựng và ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở các văn bản cũ, các chủ thể này phải thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo đối tượng điều chỉnh của chúng để lựa chọn các quy phạm pháp luật còn phù hợp đưa vào văn bản mới, xác định những quy phạm cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, những quy phạm còn thiếu cần phải xây dựng thêm, làm cơ sở cho việc hình thành nên một văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở các văn bản cũ. | - Kết quả cuối cùng của pháp điển hoá là làm hình thành nên một bộ pháp điển hoặc một bộ luật mới trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật cũ nhằm làm cho pháp luật thống nhất, hợp lý và phát triển hơn nên chủ thể tiến hành pháp điển hoá chỉ có thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, nếu pháp điển hóa về nội dung thì chỉ Quốc hội mới có thể tiến hành, còn pháp điển hóa về hình thức thì chủ thể có thể tiến hành bao gồm Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiếm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước. |
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Trả lời