Mục lục
Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm và các đặc điểm của quan hệ pháp luật. Cho ví dụ?
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
- Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động của VBQPPL
1 – Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội, quan hệ mua bán xe máy giữa ông A và bà B…
2 – Các đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có các đặc điểm sau:
a – Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí bởi vì nó được hình thành và được điều chỉnh theo ý chí của con người.
Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ở những điểm sau:
– Trước tiên, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước thông qua việc xác định quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, qua việc quy định điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ và qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội thì ý chí của Nhà nước được thế hiện qua việc cho phép Trường Đại học Luật được Tổ chức tuyến sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học, quy định điều kiện cho thí sinh có thể tham gia vào quan hệ này, quy định quyền và nghĩa vụ cho cơ sở giáo dục đại học, người dạy, người học trong Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học…
– Thứ hai, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật giáo dục và đào tạo nói trên vừa thể hiện ý chí của Trường Đại học Luật Hà Nội, vừa thể hiện ý chí của sinh viên A.
Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể khác luôn phải phù hợp, không được trái với ý chí của nhà nước. Vì thế, có những quan hệ pháp luật hình thành vừa do ý chí của nhà nước, vừa do ý chí của các chủ thể khác (ví dụ quan hệ giữa người mua và người bán), song có những quan hệ pháp luật hình thành chỉ do ý chí của nhà nước (Ví dụ: quan hệ về xử lý vi phạm pháp luật giữa nhà nước với người vi phạm pháp luật).
b – Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
Khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Riêng trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được quy định trong pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng và cưỡng chế nhà nước.
Do vậy, các quyền và nghĩa vụ đó được gọi là quyền và nghĩa vụ pháp lý, tức là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học giữa người học và cơ sở đào tạo ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của người học, người dạy và của cơ sở giáo dục được Nhà nước quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, các nghị định của Chính phủ, các thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo… Các quy định đó đều được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
Trả lời