Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội
- Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
- Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Tập quán”
- Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Đạo đức”
- Ưu điểm của pháp luật so với công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Pháp luật” với “Tập quán”
- [SO SÁNH] Phân biệt “Pháp luật” với “Đạo đức”
- [SO SÁNH] Phân biệt pháp luật và công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
- Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội
- Chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của pháp luật
- Pháp luật là gì? Đặc trưng của pháp luật?
1 – Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
2 – Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Vai trò của pháp luật đối với xã hội được thể hiện ở một số điểm sau:
a – Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
– Pháp luật không sinh ra quan hệ xã hội nhưng là phương tiện không thể thiếu và hiện nay là công cụ có hiệu quả nhất để điều tiết và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể tham gia quan hệ xã hội, các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể.
– Pháp luật củng cô và tăng cường các xu hướng phát triên tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với quy luật khách quan (ví dụ, quan hệ sở hữu, sự tích tụ, tập trung ruộng đất).
+ Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.
+ Pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.
– Vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ khi có sự thay đổi lớn trong đời sống xã hội. Sau mỗi cuộc cách mạng, cải cách xã hội, những yểu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hắn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đê điều tiết các trạng thải xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chính các biên đối xã hội quan trọng đó”. Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược (việc thiết lập chính quyền mới, cải cách thủ tục hành chính…).
b – Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
– Trật tự an ninh, an toàn xã hội là trạng thái của đời sống xã hội, trong đó tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc gia được giữ vững và con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín… không bị xâm hại. An ninh chủ yếu được thể hiện trong lĩnh vực chính trị, an toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội…
– Pháp luật hướng dẫn cách xử sự cho mọi người khi tham gia các quan hệ xã hội theo chiều hướng nhằm tạo lập an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quy định những tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để bảo đảm sự an toàn cho mọi người trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, tiêu dùng, chế biến, sử dụng thực phẩm…
– Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quy định các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi đó, qua đó mà bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
c – Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Trong xã hội, tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi: tranh chấp giữa các doanh nghiệp, giữa người mua và người bán, giữa các thành viên trong một gia đình… Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội chính là các chuẩn mực, cơ sở để giải quyết tranh chấp đó.
– Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.
d – Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
– Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán một cách vô lý. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận. Chỉ pháp luật đương đại mới có vai trò này. Cụ thể: Pháp luật đương đại vừa thừa nhận quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người.
– Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội:
+ Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân…
+ Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản…
+ Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người.
+ Pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hội, nhất là những người ở vị thế xã hội yếu hon.
+ Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.
+ Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
đ – Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.
e – Vai trò giáo dục của pháp luật
– Để điều chỉnh hành vi của con người, pháp luật phải tác động lên ý thức của họ. Thông qua đó, pháp luật nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội.
– Pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích của nhận thức pháp luật. Với tính chất công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắt buộc các thành viên trong xã hội phải nắm bắt được chúng.
– Chính yêu cầu của đời sống buộc con người phải có những tri thức nhất định về pháp luật. Đồng thời nhờ tham gia vào đời sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp luật.
– Pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, pháp luật thúc đấy việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp.
– Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.
– Pháp luật định hướng hành vi của con người. Thông qua các quy định trong pháp luật, các chủ thể biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho mỗi chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được pháp luật quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích của chủ thể khác.
– Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế, pháp luật tạo ra một “chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đối với những vi phạm pháp luật. Bằng việc quy định những hình thức khen thưởng, pháp luật khuyến khích các chủ thể tích cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi hợp pháp.
Trả lời