Mục lục
Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội
- Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
- Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Tập quán”
- Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Đạo đức”
- Ưu điểm của pháp luật so với công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Pháp luật” với “Tập quán”
- [SO SÁNH] Phân biệt “Pháp luật” với “Đạo đức”
- [SO SÁNH] Phân biệt pháp luật và công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
- Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội
1 – Pháp luật là gì? Nhà nước là gì?
a – Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
b – Nhà nước là gì?
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền
2. Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
Vai trò của nhà nước đối với pháp luật được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
– Nhà nước ban hành pháp luật và làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Một mặt, nhà nước soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, mặt khác, nhà nước thừa nhận các qưy tắc xử sự đã tồn tại trong xã hội dưới dạng các quy tắc đạo đức, tập quán hoặc tín điều tôn giáo, luật tục… nhưng phù hợp với ý chí của nhà nước, thừa nhận một số án lệ thành pháp luật. Nhờ vậy, pháp luật được hình thành. Ngoài ra, nhà nước còn sửa đổi, bãi bỏ, thay thế các quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, bố sung các quy định còn thiếu để làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
– Nhà nước bảo đảm cho pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế cuộc sống bằng cách tiến hành nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chuẩn bị về mặt nhân lực, vật lực, tài chính… để tổ chức thực hiện pháp luật, biến các quy định của pháp luật thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
– Nhà nước bảo vệ pháp luật bằng hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát hiện và xử lý thích đáng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, nhờ đó bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật.
Trả lời