Hệ thống hóa pháp luật là gì? Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật?
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
- Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động của VBQPPL
- Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
1 – Hệ thống hóa pháp luật là gì?
Hệ thống hoá pháp luật là thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật theo một trật tự nhất định nhằm đạt được những mục đích nhất định.
2 – Phân tích mục đích và ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
Hoạt động hệ thống hóa pháp luật được tiến hành nhằm nhiều mục đích và có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng, thực hiện pháp luật cũng như đối với việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu pháp luật. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
– Trong quá trình xây dựng pháp luật, hệ thống hoá pháp luật là nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật ngấy càng đầy đủ, đồng bộ, phát triển và hoàn thiện hơn. Cụ thể: các quy phạm pháp luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, ở những lĩnh vực, địa phương và thời điểm khác nhau, do đó chắc chắn không thể tránh được tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, xung đột với nhau.
Vì thế, chỉ thông qua hệ thống hóa pháp luật, thông qua hoạt động tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật theo một trật tự nhất định thì mới có thể phát hiện ra những quy phạm, văn bản mâu thuẫn, xung đột, trùng lặp, chồng chéo với nhau, phát hiện ra tình trạng thiếu pháp luật, những “lỗ hổng” của pháp luật để từ đó khắc phục, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy phạm hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, làm cho nội dung của pháp luật đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội và có hiệu quả cao hơn, tức là làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
– Trong quá trình thực hiện pháp luật, việc hệ thống hoá pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể có thể nhanh chóng tìm được các quy phạm pháp luật hướng dẫn hoặc là cơ sở pháp lý cho hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó có thể nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng được quy định trong Luật đất đai, trong các nghị định và các văn bản khác hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Nếu không hệ thống hóa, tập hợp các văn bản đó lại với nhau thì khi cần tìm quy phạm để thực hiện, cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền lẫn người được cấp Giấy chứng nhận sẽ phải mất nhiều thời gian sưu tầm, tìm kiếm, gây lãng phí thời gian, công sức và cả tiền bạc của xã hội.
– Hệ thống hoá pháp luật còn phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, phổ biến, giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cho việc lưu trữ các vãn bản quy phạm pháp luật… Chẳng hạn, người giảng dạy, nghiên cứu, học tập về Luật Hiến pháp Việt Nam sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều khi các bản Hiến pháp của Việt Nam được hệ thống hóa lại, nhờ vậy, mọi người có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu, phân tích sự phát triển trong các quy định của Hiến pháp về một vấn đề nào đó. Muốn lưu trữ các văn bản quy phạm pháp luật về một lĩnh vực nào đó thì không thế không tập hợp, sắp xếp, hệ thống hóa các văn bản đó.
Trả lời