• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước

Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước

30/08/2020 18/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước? Cơ quan nhà nước là gì và nêu các đặc điểm của Cơ quan nhà nước?

Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước? Cơ quan nhà nước là gì và nêu các đặc điểm của Cơ quan nhà nước?

  • Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
  • Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
  • So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
  • Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước

1 – Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.

2 – Đặc điểm của Cơ quan nhà nước?

a – Cơ quan nhà nước ỉà bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước.

Mỗi cơ quan nhà nước gồm một số lượng người nhất định, có thể gồm một người (Nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước) hoặc một nhóm người (Quốc hội, Chính phủ…).

b – Cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập. Tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước… mà nhà nước có thể thành lập mới, sáp nhập, chia tách hay xóa bỏ một cơ quan nào đó trong bộ máy nhà nước. Nhà nước có thể tổ chức các cuộc bầu cử để nhân dân bầu cử ra các cơ quan nhà nước mới, tức là tổ chức cho nhân dân tham gia thành lập các cơ quan nhà nước. Ví dụ, bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013
  • [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
  • Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
  • Hệ thống các cơ quan nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
  • Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

c – Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quỵ định. Pháp luật quy định cụ thể về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước.

d – Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định. Ví dụ, chức năng của Nghị viện (Quốc hội) là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;… chức năng của Toà án là xét xử các vụ án.

đ – Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.

Quyền năng mà cơ quan nhà nước được sử dụng để thực hiện thẩm quyền của mình gồm có:

– Có quyền ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, luật của Quốc hội) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, bản án của Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;

– Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;

– Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quyết định đó;

– Có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Phân loại Cơ quan hành chính nhà nước? Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước?
Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ minh họa đối với từng tiêu chí phân loại đó.
Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
So sánh và Phân biệt "Cơ quan nhà nước" với "cơ quan của tổ chức xã hội khác". Cho ví dụ.
[SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác

Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước - Pháp luật Từ khóa: Cơ quan nhà nước

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
Next Post: [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng