Nội dung của quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật. Cho ví dụ?
- Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
- Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
- [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
- Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
1 – Nội dung của quan hệ pháp luật là gì?
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể do nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
2 – Về quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể có thể được xem xét dưới hai góc độ:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể với tư cách là chủ thể của pháp luật nói chung.
Ở góc độ này nó bao gồm tất cả những quyền và nghĩa vụ tạo nên địa vị pháp lý của chủ thể. Ví dụ: tổng thể các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với nhà nước.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể với tư cách là chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể.
Ở góc độ này:
– Quyền chủ thể là cách xử sự mà chủ thể có thể tiến hành theo quy định của pháp luật, bao gồm các khả năng sau:
+ Khả năng tự xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.
Ví dụ: A là chủ sở hữu của chiếc xe máy thì A có thể để dùng, có thể đem cho, đem tặng, đem bán, đem đổi… tùy theo ý muốn của mình.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác phải chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền của mình hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền của mình.
Chẳng hạn, A cho B mượn xe máy của mình thì A có quyền yêu cầu B mang trả xe đúng thời gian và địa điểm đã được hẹn trước.
+ Khả năng được bảo vệ, tức là được yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nó bị xâm hại.
Ví dụ: nếu B không mang trả xe cho A vào đúng thời gian và thời điểm đã được hẹn trước mặc dù A đã đòi nhiều lần thì A có quyền kiện B ra Tòa án để Tòa án yêu cầu B trả lại xe cho A.
+ Khả năng thứ ba là khả năng đặc thù của chủ thể trong quan hệ pháp luật, bởi vì chỉ khi tham gia vào quan hệ pháp luật chủ thể mới có khả năng này.
– Nghĩa vụ của chủ thể: Là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác, bao gồm các xử sự bắt buộc sau:
+ Chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định.
Ví dụ: trong quan hệ đào tạo giữa sinh viên A và Nhà trường, sinh viên A phải có mặt trên lóp trong các giờ lý thuyết và thảo luận.
+ Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện những hành vi nhất định.
Chẳng hạn, trong khi làm bài thi, nếu đề thi không cho phép sử dụng tài liệu thì sinh viên phải tự kiềm chế, không mang tài liệu vào phòng thi và không sử dụng tài liệu trong phòng thi.
+ Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình.
Ví dụ: sinh viên A lén lút sử dụng tài liệu trong phòng thi khi đề thi không cho phép, bị giám thị phát hiện, lập biên bản và xử lý kỷ luật với hình thức đình chỉ thi thì có nghĩa là sinh viên A đã phải chịu trách nhiệm pháp lý vì vi phạm Quy chế thi.
Xử sự này là xử sự bắt buộc đặc thù của chủ thể trong quan hệ pháp luật, có nghĩa là chỉ khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì chủ thể mới có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.
– Quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật có mối quan hệ mật thiết và thường có tính tương ứng với nhau: quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
Ví dụ: trong quan hệ mua bán thì quyền của người bán là nghĩa vụ của người mua và ngược lại. Với mỗi chủ thể thì việc thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý của mình sẽ là điều kiện để bảo đảm cho các quyền của mình được thực hiện trong thực tế. Chẳng hạn, nếu người mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho người bán thì sẽ được hưởng quyền sở hữu đối với tài sản đã mua.
+ Có những quyền và nghĩa vụ mà chủ thể có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
Ví dụ: quyền đòi nợ hay nghĩa vụ trả nợ; song cũng có những quyền và nghĩa vụ mà chủ thể không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay, Ví dụ: nghĩa vụ có mặt trên lớp trong giờ lý thuyết và thảo luận của sinh viên.
Trả lời