Khách thể của quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật?
- Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
- [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
- Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
1 – Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật (QHPL) là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội, quan hệ mua bán xe máy giữa ông A và bà B…
2 – Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
Khách thể của QHPL là một trong ba yếu tố cấu thành QHPL và là yếu tố khiến cho các bên chủ thể thiết lập QHPL với nhau, yếu tố này có thể mang lại cho các chủ thể những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần.
Khách thể của QHPL có thể bao gồm một hoặc nhiều yếu tố, nói cách khác, QHPL có thể có một hoặc nhiều khách thể. Chẳng hạn: Trong quan hệ pháp luật mua bán tài sản, khách thể là quyền sở hữu tài sản, tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật giữa Tòa án với bị cáo, khách thể có thể bao gồm trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, lợi ích của Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
Khách thể của QHPL rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng loại QHPL khác nhau. Chẳng hạn: Khách thể của hợp đồng khoán việc là kết quả công việc; khách thể của quan hệ thừa kế, mua bán, tặng, cho tài sản là quyền sở hữu tài sản; khách thể của quan hệ thuê, mượn tài sản là quyền sử dụng tài sản; khách thể của quan hệ lao động là giá trị sức lao động…
Khách thể của QHPL phản ánh vấn đề lợi ích trong xã hội, chính vì vậy, sự quan tâm nhiều hay ít của chủ thể đối với khách thể là động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt QHPL. Đó có thể là lợi ích của chính các bên trong quan hệ pháp luật, cũng có thể là lợi ích của bên thứ ba (nhà nước, cộng đồng, cá nhân, Tổ chức khác). Chẳng hạn, trong quan hệ thuê tài sản, quyền sử dụng tài sản là lợi ích của các bên chủ thể, còn trong quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, khách thể không chỉ bao gồm lợi ích của vợ, chồng mà có thể còn bao gồm cả lợi ích của các con…
Trả lời