Mục lục
Điều chỉnh quan hệ xã hội là gì? Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội?
- Chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của pháp luật
- Pháp luật là gì? Đặc trưng của pháp luật?
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
- Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1 – Quan hệ xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội là gì?
Trong xã hội, mỗi cá nhân luôn sống giữa các quan hệ chằng chịt với nhau như: Quan hệ với bố mẹ, ông bà, với hàng xóm láng giềng, với bạn bè, đồng nghiệp… Đó là các quan hệ xã hội, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình cùng chung hoạt động.
Các quan hệ xã hội thể hiện trong thực tế qua hành vi hay xử sự (cư xử) của các chủ thể trong quan hệ đó với nhau, vì thế, có thể điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách tác động lên xử sự hay lên hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, tức là hướng dẫn cách xử sự cho họ, chỉ cho họ biết mình nên làm gì hoặc được làm gì, không nên làm gì hoặc không được làm gì hoặc phải làm gì và làm như thế nào khi tham gia vào quan hệ đó. Nói cách khác, có thể điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách đặt ra các quy tắc xử sự chung hay các quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự hay quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó. Bằng cách này, chủ thể quản lý có thể điều chỉnh được quan hệ xã hội đó theo chiều hướng mà họ mong muốn và thiết lập được trật tự xã hội. Chẳng hạn, muốn thiết lập trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nhà nước ta phải ban hành Luật giao thông đường bộ để hướng dẫn cách đi đường hay cách tham gia giao thông đường bộ cho tất cả mọi người. Do vậy, điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các quan hệ xã hội, làm cho chúng hình thành hoặc thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.
2 – Mục đích điều chỉnh quan hệ xã hội
Định nghĩa trên cho thấy, mục đích của điều chỉnh quan hệ xã hội là làm cho các quan hệ xã hội hình thành hoặc thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Nói một cách cụ thế, thông qua việc tác động lên các quan hệ xã hội hay tác động lên hành vi của các chủ thể tham gia, có thể điều chỉnh được quan hệ xã hội theo hai hướng:
– Đối với các quan hệ xã hội phù hợp – với lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội, với tiến trình phát triến của xã hội, ví dụ như quan hệ mua bán, gửi giữ, quan hệ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… thì có thể khuyến khích các chủ thể tham gia, củng cố, bảo vệ chúng, tạo điều kiện cho chúng hình thành và phát triển hoặc thúc đẩy sự phát triển của chúng.
– Đối với các quan hệ không phù hợp với lợi ích của nhà nước, của xã hội, không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, ví dụ như quan hệ cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội… thì phải hạn chế, ngăn chặn sự hình thành, phát triển của chúng và từng bước loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
3 – Công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội
Để điều chỉnh quan hệ xã hội, con người phải đặt ra các quy tắc hành vi hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người khi tham gia vào quan hệ xã hội đó, vì thế, quy phạm xã hội trở thành công cụ để điều chỉnh quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, do vậy, để điều chỉnh chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, quy định của các tổ chức xã hội… Các công cụ đó vừa có sự độc lập, vừa có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, hợp thành hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Trả lời