Mục lục
Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật
- Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
- So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
- Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
- Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
- Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước
- Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
- Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
- Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thế nào là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
1. Chức năng nhà nước là gì?
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.
2. Phân tích chức năng của nhà nước
– Định nghĩa trên cho thấy, nói đến chức năng nhà nước là nói đến những hoạt động của nhà nước để thực hiện những công việc mà nhà nước phải làm, đó là tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội.
Những công việc đó gắn liền với nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước, đồng thời, nhà nước có đủ khả năng để làm. Nói cách khác, chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó. Do vậy, có thể hiếu, chức năng nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Đó là những mặt hoạt động, hướng hoạt động chủ yếu của nhà nước, phát sinh từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện tồn tại của nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.
– Chức năng của nhà nước luôn phản ánh bản chất của nhà nước hay do bản chất của nhà nước quyết định. Ví dụ, với bản chất là bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến và bộ máy quản lý xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự của xã hội phong kiến nên chức năng đàn áp và nô dịch nông dân bằng quân sự và về tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm lược nước khác khi có điều kiện… là các chức năng phổ biến của các nhà nước phong kiến. Còn với bản chất là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và là bộ máy chuyên chính vô sản, các chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật… là chức năng phổ biến của các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
– Chức năng của nhà nước còn phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản của nhà nước. Giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của nhà nước là những công việc đặt ra đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhà nước có hai loại nhiệm vụ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài và nhiệm vụ trước mắt, cấp bách. Nhiệm vụ chiến lược, lâu dài là những vấn đề nhà nước phải giải quyết trong suốt chặng đường phát triển của đất nước. Nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài được thực hiện thông qua các chức năng nhà nước nên chức năng nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ chiến lược của nhà nước và nhiệm vụ chiến lược của nhà nước có vai trò quyết định đối với việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước. Ví dụ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả các chức năng của Nhà nước ta đều được xác định và thực hiện nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này. Nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn, ngay lập tức để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước, do vậy, nhiệm vụ trước mắt, cấp bách có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà nước, được xác định nhằm thực hiện chức năng, do chức năng quyết định. Ví dụ, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường của các doanh nghiệp hiện nay được xác định và thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lý môi trường của nhà nước.
– Giữa chức năng và vai trò của nhà nước vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt. Chức năng của nhà nước thường nói tới việc nhà nước được sinh ra để làm gì, còn vai trò của nhà nước thường đề cập công dụng, tác dụng của nhà nước. Trong trường hợp này, chức năng và vai trò của nhà nước có ý nghĩa gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa trên, vai trò của nhà nước còn được sử dụng để nói về tầm quan trọng của nhà nước (chẳng hạn vai trò của nhà nước đối với xã hội).
3. Các yếu tố ảnh hưởng chức năng nhà nước
Chức năng của nhà nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
– Điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ phát triển của nó. Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, do đó, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau. Ví dụ, chức năng của nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây khác với chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Trong một nhà nước cụ thể, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng cũng có thể khác nhau. Ví dụ, trước năm 1986, quản lý, bảo vệ môi trường chưa phải là chức năng của Nhà nước ta nhưng hiện nay nó trở thành chức năng có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu. Hoặc, thiết lập và phát triển các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế là chức năng không thể thiếu của các nhà nước đương đại…
– Chức năng của nhà nước còn phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước và hoàn cảnh quốc tế. Điều này đã được phân tích ở trên.
4. Mối quan hệ giữa các chức năng của nhà nước
Một nhà nước thường có nhiều chức năng và các chức năng đó có liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện chức năng này thường có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn, nhà nước chỉ có thể thực hiện tốt việc tổ chức và quản lý kinh tế khi thực hiện tốt hoạt động bảo vệ tổ quốc, tương tự các hoạt động về mặt xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo trợ xã hội… chỉ có thể thực hiện tốt khi thực hiện có hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế.
5. Các phương thức (hình thức và phương pháp) thực hiện chức năng của nhà nước
– Để thực hiện chức năng của mình, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng các hình thức khác nhau, trong đó có các hình thức cơ bản (hình thức mang tính pháp lý) là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.
Muốn tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội, thiết lập trật tự xã hội, nhà nước phải tiến hành xây dựng pháp luật để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người, xác định rõ những việc được làm, không được làm, phải làm cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định để làm cho các quan hệ đó phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Ví dụ, muốn thiết lập trật tự an
toàn giao thông đường bộ, nhà nước phải ban hành luật giao thông đường bộ để hướng dẫn cách tham gia giao thồng đường bộ cho tất cả mọi người; để bảo đảm sự ổn định của gia đình, nhà nước phải ban hành luật hôn nhân và gia đình để hướng dẫn cách xử sự của các thành viên trong gia đình với nhau… Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật được từng bước hình thành và hoàn thiện.
Pháp luật sau khi được ban hành thường không thể tự đi vào đời sống, có nhiều quy định mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội không tự thực hiện được, do đó, nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm tổ chức cho các chủ thể trong xã hội thực hiện các quy định của pháp luật, chẳng hạn, nhà nước tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giải thích, tuyên truyền, động viên, khuyến khích tính tích cực của họ, cung cấp nhân lực, vật lực, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật… Có như vậy, những mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước thế hiện trong pháp luật mới có thể được thực hiện một cách có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện pháp luật, vì những lý do khác nhau, việc vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi. Khi đó, nhà nước phải bảo vệ pháp luật bằng cách thực hiện các hoạt động để xử lý người vi phạm, giáo dục, cải tạo họ cũng như răn đe, phòng ngừa chung nhằm bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật, bảo đảm các yêu cầu của nhà nước được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Ngoài ra, còn có các hình thức khác như tổ chức các cuộc hội thảo, các phong trào thi đua, các biện pháp tác nghiệp vật chất, kỹ thuật…
– Phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước gồm có hai phương pháp chủ yếu là thuyết phục và cưỡng chế. Thuyết phục là dùng lời nói để thuyết trình, giảng giải, chứng minh, phân tích… nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của đối tượng thuyết phục (hoặc đối tượng quản lý) đối với chủ thể thuyết phục (hoặc chủ thể quản lý). Cưỡng chế là bắt buộc bằng bạo lực một tổ chức hoặc một cá nhân phải làm hay không được làm một việc gì đó, hoặc phải gánh chịu sự thiệt hại về nhân thân, về tự do hoặc về tài sản… đã được quy định trong pháp luật. Ngoài hai phương pháp ừên còn có các phương pháp khác như phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính…
Trong số các chức năng của Nhà nước Việt Nam hiện nay thì ba chức năng quan trọng nhất là chức năng kinh tế, chức năng xã hội và chức năng bảo vệ Tố quốc.
Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời