Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền (Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền) – Nhà nước pháp quyền là gì?
- Phân tích các giá trị của nhà nước pháp quyền
- Chất lượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền – ThS. Nguyễn Văn Quân
- Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 – Hiến pháp của tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền – GS.TSKH. Đào Trí Úc
- Vai trò của cơ quan quản lý bầu cử trong nhà nước pháp quyền – ThS. Trần Thị Thu Hà
- Vai trò của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị – xã hội khác
- Vai trò của nhà nước đối với các đảng phái chính trị
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
1 – Nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân cũng như công bằng, bình đắng trong xã hội.
2 – Phân tích các đặc điểm của nhà nước pháp quyền
a – Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, minh bạch, phù hợp và khả thi
Không có pháp luật thì không có nhà nước pháp quyền, song khác với pháp luật của nhà nước chủ nô, phong kiến, pháp luật của nhà nước pháp quyền phải đáp ứng các tiêu chí: Dân chủ, tiến bộ, minh bạch, phù hợp và khả thi. Cụ thể:
– Pháp luật phải thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền cơ bản của con người, quyền dân chủ của công dân, thế hiện sự tác động qua lại, trách nhiệm tương hỗ giữa nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội, giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội đối với nhau.
– Các quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, được công bố công khai và rộng rãi.
– Pháp luật phải phù hợp với các điều kiện hiện hữu của đất nước như trình độ phát triển của nền kinh tế – xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm tâm lý dân tộc, phù hợp với tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
– Pháp luật phải có tính khả thi và chủ yếu được thể hiện trong các đạo luật được xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao, trong đó Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất.
b – Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội
– Nói đến pháp quyền là nói đến quyền lực hay sức mạnh của pháp luật. Sự thống trị của Hiến pháp và pháp luật là cơ sở để hình thành nên nhà nước pháp quyền, vì thế, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật là nhu cầu tự thân của nhà nước pháp quyền. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật trong nhà nước pháp quyền diễn ra theo hướng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
– Mặc dù pháp luật do nhà nước ban hành song khi đã có hiệu lực pháp lý thì pháp luật lại có giá trị ràng buộc đối với nhà nước, trở thành cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cũng là cơ sở để giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước.
– Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều dựa trên cơ sở pháp luật, được tiến hành trong khuôn khố của pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật.
– Tất cả các cơ quan và nhân viên nhà nước đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong hành vi của mình, chỉ được làm những gì mà luật cho phép, phải thực thi pháp luật theo đúng những nguyên tắc và trình tự đã được quy định.
– Tất cả các tổ chức phi nhà nước và mọi cá nhân, dù có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm, song đều có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật trong hành vi của mình, nếu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.
– Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ đối ngoại của nhà nước pháp quyền phải được điều chỉnh trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Vì vậy, tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế cũng là yêu cầu, đòi hỏi đối với nhà nước pháp quyền.
c – Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân
– Trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc , về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Nhân dân có thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của nhà nước, giám sát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước.
Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các vấn đề quan trọng khác của nhà nước; nhà nước phải phục vụ cho lợi ích hợp pháp của nhân dân.
– Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm dân chủ.
Theo nghĩa chung nhất, dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, xuất phát từ nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên quyền lực nhà nước bị giới hạn trong phạm vi được ủy quyền, bởi pháp luật. Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống.
d – Nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, hảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân
Trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ hài ho à, cả hai bên đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục vụ xã hội, do vậy, nhà nước không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ và trách nhiệm với cá nhân. Trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và cá nhân thì tự do của công dân, của cá nhân chính là giới hạn quyền lực của nhà nước, quyền của công dân tỉ lệ nghịch với quyền hạn của nhà nước và phạm vi tự do của công dân rộng hơn phạm vi tự do của nhà nước; trong khi công dân có quyền làm bất cứ việc gì mà luật không cấm thì các cơ quan và nhân viên nhà nước chỉ được làm những gì mà luật cho phép.
Đối với quyền con người, quyền công dân thì một mặt, nhà nước thừa nhận quyền con người, quyền công dân khá rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Mặt khác, nhà nước bảo đảm cho công dân, cho mọi người có đủ điều kiện cần thiết về vật
chất, tinh thần để thực hiện các quyền của mình trong thực tế, đồng thời, nhà nước bảo yệ các quyền con người, quyền công dân khỏi sự xâm hại của các chủ thể khác, kể cả các cơ quan nhà nước.
Công dân có quyền chống lại sự can thiệp tuỳ tiện, trái pháp luật của người cầm quyền, có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý với nhà nước và với các chủ thể khác.
đ – Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo cơ chế bảo đảm sự phần chia và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước
Một trong những đặc điểm làm cho nhà nước pháp quyền hoàn toàn khác với nhà nước chuyên quyền, độc tài, chuyên chế là quyền lực nhà nước không tập trung trong tay một hoặc một số cá nhân mà được phân công cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau cùng thực hiện. Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quy định. Cụ thể: Trong nhà nước này, hoạt động của nhà nước về căn bản được Hiến pháp phân định thành ba chức năng là lập pháp, hành pháp, tư pháp, mỗi chức năng đó chủ yếu được trao cho một cơ quan nhà nước thực hiện, thường là Nghị viện (Quốc hội), Chính phủ và Tòa án.
Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quy định. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi thẩm quyền cụ thế và quy định quan hệ tương hỗ cũng như cơ chế kiềm chế, kiểm soát, thậm chí cả sự đối trọng giữa các cơ quan nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước có thể độc lập, chuyên môn hoá trong hoạt động của mình, đồng thời phối hợp hoạt động với các cơ quan khác để tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan nhà nước có the kiềm chế, ngăn cản cơ quan khác, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền độc đoán, sự thiếu trách nhiệm của cơ quan đó, bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.
e – Nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bỏ mật thiết với xã hội dân sự
Theo quan niệm hiện đại, xã hội dân sự được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống xã hội đối với nhà nước, trong đó tồn tại và vận hành các nhóm xã hội, các tổ chức mang tính chất văn hoá, tôn giáo, tinh thần, thế hiện các lợi ích khác nhau của con người. Nói cách khác, xã hội dân sự được hợp thành bởi các tổ chức phi nhà nước nhưng không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của xã hội dân sự thể hiện một lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phải có sự áp đặt của quyền lực nhà nước.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đáp ứng đầy đủ các điều kiện chính trị trực tiếp của xã hội dân sự. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho nhà nước, công dân và các tổ chức phi nhà nước nhằm bảo đảm sự tồn tại và vận hành của xã hội dân sự, nhờ vậy, dân chủ, bình đẳng, công bằng trở thành hiện thực, trở thành các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, được quán triệt sâu sắc trong cả quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật lẫn bảo vệ pháp luật.
Quyền tự do lập hội của công dân được nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên số lượng các hiệp hội phi chính trị, các tổ chức tự quản cũng như vai trò của các tổ chức đó ngày càng tăng lên, sự tham gia của các tổ chức đó vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là vào các hoạt động đại diện và bảo vệ lợi ích cho hội viên ngày càng tích cực hơn.
Xu hướng xã hội hoá các công việc của nhà nước phát triển mạnh nên công việc của nhà nước dần được chuyển sang cho xã hội, tăng thêm tính tự quản của xã hội, tạo điều kiện cho xã hội dân sự hình thành, phát triển, đưa nền dân chủ phát triển lên trình độ cao.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/
Trả lời