Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
- [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
- Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
- Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
- Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
- So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
1 – Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
2 – Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước là gì?
Là nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản và hiện được áp dụng vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của rất nhiều nhà nước đương đại.
Nguyên tắc này bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền để đảm bảo không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, cũng như không một cơ quan nào có thể “lấn sân” sang hoạt động của cơ quan khác.
Thực chất của sự phân chia quyền lực là sự phân định một cách rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, đồng thời đảm bảo sự chuyên môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật.
– Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có sự kiềm chế, đối trọng với nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát từ phía cơ quan khác nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng như có thể tránh được những mối nguy hại khác. Sự kiểm soát, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng thể hiện sự phối hợp với nhau nhằm tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
Ở các nước tư bản, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, việc áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Thực tế cho thấy, có thể có ba mô hình áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, đó là mô hình phân quyền cứng rắn, mô hình phân quyền mềm dẻo, mô hình phân quyền hỗn hợp (trung gian). Sự khác nhau giữa ba mô hình này thể hiện ở cơ cấu các thiết chế quyền lực tối cao, địa vị của từng thiết chế cũng như mối quan hệ giữa chúng.
Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước, sự phân chia quyền lực nhà nước không chỉ giới hạn ở việc phân quyền theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà còn diễn ra theo chiều dọc, giữa nhà nước liên bang với nhà nước thành viên, giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Trả lời