Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Lý luận Nhà nước - Pháp luật
Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thông luật
Bài viết gồm 2 phần. Phần thứ nhất đề cập nguyên tắc án lệ trong hệ thống thông luật. Phần này tập trung phân tích các vấn đề: (1) thực hiện nguyên tắc án lệ dựa trên nguyên tắc các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau; (2) cơ chế vận hành của nguyên tắc án lệ; (3) tuân theo án lệ đòi hỏi sự bắt buộc và sự sáng tạo. Phần hai xem xét án lệ ở khía cạnh nguồn luật trong hệ thống thông luật. Nội dung phần này bao gồm: (1) xác định vị trí của nguồn luật án lệ trong hệ thống thông luật; (2) phân tích các đặc trưng cơ bản của nguồn luật án lệ so với nguồn luật văn bản pháp luật.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Bàn về nguồn gốc pháp luật
Khái niệm pháp luật cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào từng trường phái hay quan điểm nhận thức về pháp luật. Nhìn từ góc độ nguồn gốc pháp luật, chúng ta có pháp luật tự nhiên (natural law) và pháp luật thực định (positive law). Nhìn từ góc độ chủ thể ban hành, chúng ta có pháp luật do nhà nước ban hành (legal centralism) và pháp luật bao gồm cả luật của nhà nước ban hành và luật không do nhà nước ban hành (legal pluralism). Bài viết tập trung nghiên cứu so sánh khái niệm pháp luật căn cứ trên hai cặp phạm trù pháp lý cơ bản: pháp luật tự nhiên – pháp luật thực định và nhất nguyên pháp luật – đa nguyên pháp luật.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương
Pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội
Bài viết nghiên cứu sự tồn tại của hiều hệ thống quy phạm trong một xã hội có nhà nước. Mục đích của bài viết này không nhằm làm giới hạn giá trị của các hình thức pháp luật, đặc biệt là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành mà chỉ hướng đến sự tồn tại của nhiều hệ thống quy phạm cũng như mối liên hệ giữa chúng sao cho việc áp dụng chúng có hiệu quả. Về cơ bản chúng ta đồng ý là pháp luật mang tính vượt trội và ưu tiên áp dụng nếu có sự mâu thuẫn với các quy phạm xã hội. Tuy nhiên, khi nhà nước ban hành pháp luật cũng nên cân nhắc cẩn thận sự tác động của các quy phạm nhằm tạo được hiệu quả áp dụng cao nhất cho các quy phạm pháp luật và đồng thời cũng thể hiện được giá trị xã hội của các quy phạm khác
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương
Một số học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước và pháp luật
Nguồn gốc về nhà nước và pháp luật vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh luận thú vị. Đó là một hiện tượng siêu nhiên, tự nhiên hay xã hội tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Bài viết này sẽ đề cập các học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước. Đó là học thuyết thần quyền với quan điểm nhà nước là một sản phẩm của thần linh. Học thuyết quyền gia trường thì cho rằng nhà nước chẳng qua là sự phát triển của gia đình trong khi thuyết khế ước xã hội khẳng định nhà nước là sản phẩm thông qua sự thỏa thuận của con người. Theo quan điểm theo học thuyết Marx – Lenin thì nhà nước là một hiện tượng tự nhiên – lịch sử và nhà nước biểu hiện ý chí chung của xã hội con người.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương
Thuật ngữ, khái niệm và lịch sử của hiện tượng tiếp thu pháp luật nước ngoài
Hiện tượng tiếp thu pháp luật nước ngoài có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển pháp luật của các nước và cũng có một quá trình lịch sử hình thành khá lâu đời và phát triển mạnh mẽ từ trước thế chiến thứ hai cho đến ngày hôm nay. Hiện tượng này đã diễn ra và có sự chuyển biến tính chất từ sự áp đặt trong giai đoạn trước thế chiến thứ hai sang tính tự nguyện vào thời kỳ hậu thế chiến. Hiện tại, tính chất tự nguyện cũng là đặc điểm của hoạt động tiếp thu pháp luật nước ngoài, khi hầu hết các quốc gia đều ủng hộ và thực hiện việc toàn cầu hóa về nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Vì vậy, theo khuynh hướng của tương lai, nếu việc tiếp thu pháp luật nước ngoài tự nguyện vẫn tiếp tục được thực hiện, sẽ là cơ sở của việc hòa hợp hóa pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Đổi mới tư duy pháp lý ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Kết cấu bài viết này gồm có 3 phần. Phần thứ nhất nhận diện một số xu hướng đổi mới tư duy pháp lý chủ yếu ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Phần thứ hai nêu lên những hạn chế trong quá trình đổi mới tư duy pháp lý ở Việt Nam. Phần thứ ba đề xuất một số giải pháp cần thực hiện ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương