Mục lục
Xác định hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
- Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
- Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
Hình thức của Nhà nước Việt Nam là cách thức và phương pháp tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Hình thức của Nhà nước Việt Nam là khái niệm được hình thành từ ba yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cộng hòa dân chủ vì ở Việt Nam quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, được thành lập bằng con đường bầu cử. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội.
Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất vì trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam chỉ có một nhà nước duy nhất, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia. Ở nước ta:
– Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ, địa phương là những đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền;
– Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật;
– Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới…
Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ vì nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Nhà nước.
Ở nước ta, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước là Quốc hội được hình thành bằng con đường bầu cử, do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra. Các quyết định quan trọng của Nhà nước được xây dựng thông qua các cuộc thảo luận, bàn bạc của Quốc hội và quyết định theo đa số.
Nhân dân được hưởng nhiều quyền tự do chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của Nhà nước, quyền giám sát hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước…
Về mặt pháp lý, chế độ dân chủ của nước Việt Nam là rộng rãi vì mọi công dân đều có thể tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của Nhà nước khi có đủ những điều kiện luật định, có thể trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình thực hiện các hoạt động của Nhà nước, thảo luận, bàn bạc để xây dựng nên các quyết định quan trọng của Nhà nước, giám sát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước./.
Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị; Liên hệ với nhà nước Việt Nam