Mục lục
Phân tích hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
- Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm VBQPPL
- Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
- Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp
- Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật
- Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật
- Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
1 – Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó được tính từ khi văn bản phát sinh hiệu lực cho đến khi nó hết hiệu lực.
2 – Cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
Muốn xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định được hai thời điểm là thời điểm phát sinh (có) hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực của văn bản.
a – Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
Thời điểm có hiệu lực của văn bản có thể được xác định bằng cách sau:
Thứ nhất, xác định theo thời điểm đã ghi trong văn bản nếu trong văn bản đã quy định rõ.
Chẳng hạn, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2015 quy định: ‘‘Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 nám 2016” (khoản 1 Điều 172). Theo quy định này thì ngày 01 tháng 7 năm 2016 là ngày phát sinh hay ngày có hiệu lực của Luật này.
Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:
“1 – Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kế từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày kỷ ban hành đối với vãn bản quy phạm phảp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2 – Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc kỷ ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành ” (Điều 151).
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định theo quy định của một văn bản khác – Chẳng hạn, xác định thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp năm 2013 bằng cách dựa vào Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội.
b – Thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL
Thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có thể xác định theo cách sau:
– Một là, xác định theo thời điểm đã ghi trong văn bản nếu trong văn bản đã quy định rõ (tức là hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản).
– Hai là, nếu trong văn bản không quy định rõ thì văn bản sẽ hết hiệu lực một phần khi nó được sửa đổi, bổ sung bằng một văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan ban hành nó; hoặc bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ một phần bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 1992 hết hiệu lực một phần khi Nghị quyết đó có hiệu lực). Văn bản sẽ hết hiệu lực toàn bộ khi nó được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Ví dụ, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hết hiệu lực toàn bộ khi nó được thay thế bằng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
c – Trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Có trường hợp văn bản không hết hiệu lực mà chỉ ngưng hiệu lực trong một thời gian. Văn bản ngưng hiệu lực trong hai trường hợp sau:
Một là, khi văn bản bị đình chỉ thi hành; sau đó, văn bản hoặc là tiếp tục có hiệu lực nếu nó không bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ, hoặc là hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ nếu nó bị bãi bỏ hoặc huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ. Trong những trường hợp này, thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh. Ví dụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư quy định ngưng hiệu lực thi hành việc ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất vào sổ đỏ từ ngày 05/12/2017 (Thông tư số 53/2017/TT-BTNMT).
d – Hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) của văn bản quy phạm pháp luật
Thông thường, văn bản chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra kể từ khi nó có hiệu lực – Song có những trường hợp đặc biệt, vì nguyên tắc nhân đạo, văn bản được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã xảy ra từ trước khi nó có hiệu lực – Đó là trường hợp văn bản có hiệu lực hồi tố hay hiệu lực trở về trước.
Ví dụ, khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm ví áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khỉ điều luật đó có hiệu lực thỉ hành ”.
Tuy nhiên, ở nước ta chỉ có các cơ quan nhà nước ở trung ương mới có thể ban hành văn bản có hiệu lực hồi tố, bởi vì, khoản 3 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Trả lời