Mục lục
Phân tích hiệu lực theo không gian, hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ở Việt Nam hiện nay.
- Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
- Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm VBQPPL
- Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
- Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp
- Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật
- Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật
- Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
1 – Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật
a – Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Phạm vi đó có thể chỉ trong một địa phương, có thể là trong cả nước hoặc rộng hơn.
b – Cách xác định hiệu lực theo không gian
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể xác định bằng cách sau:
Thứ nhất, xác định theo quy định của chính văn bản đó.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”.
Và Điều 6 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“1 – Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2 – Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi lch hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3 – Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.”
Những quy định trên cho thấy, phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của Bộ luật hình sự năm 2015 không chỉ trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong những trường hợp nhất định.
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định theo thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hoặc xác định theo nội dung của văn bản. Thông thường, văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ có hiệu lực trong phạm vi cả nước, văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương nào sẽ chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó. Cũng có trường hợp, văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng chỉ có hiệu lực ở một số địa phương nhất định theo nội dung của nó. Ví dụ: quy định về việc giao đất, giao rừng cho các chủ thể sẽ chỉ có hiệu lực ở khu vực có rừng.
2 – Hiệu lực theo đối tượng tác động (theo chủ thể) của văn bản quy phạm pháp luật
a – Hiệu lực theo đối tượng tác động là gì?
Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản tới những tổ chức và cá nhân nhất định.
b – Cách xác định Hiệu lực theo đối tượng tác động
Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật có thể được xác định theo cách sau:
Thứ nhất, xác định theo quy định của chính văn bản.
Ví dụ: Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1 – Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; ngườỉ từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, to chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền lành tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
Theo quy định này thì đối tượng có thể bị xử phạt hành chính bao gồm cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên và các tổ chức trong xã hội.
Thứ hai, nếu trong văn bản không quy định rõ thì có thể xác định dựa vào thẩm quyền của cơ quan ban hành, văn bản hoặc xác định theo nội dung của văn bản. Thông thường, những văn bản quy phạm pháp luật chung sẽ có tác động tới mọi tổ chức và cá nhân đang sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ban hành văn bản. Văn bản quy định về những lĩnh vực hoặc ngành nghề riêng biệt thì chỉ tác động tới những tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong những lĩnh vực hoặc ngành nghề đó.
Trường hợp có sự điều chỉnh về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:
– Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị hành chính cùng cấp mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
– Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị hành chính cùng cấp mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được sáp nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
– Trường hợp một phàn địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Trả lời