Giải thích pháp luật là gì? Phân tích khái niệm giải thích pháp luật. Phân biệt giải thích pháp luật chính thức với giải thích pháp luật không chính thức?
- Bàn về phương pháp giải thích pháp luật – ThS. Phạm Thị Phương Thảo
- Một niềm tin, bốn triển vọng và năm thách thức trong tiến trình thừa nhận quyền giải thích pháp luật của Tòa án – TS. Cao Vũ Minh
- Thẩm quyền giải thích pháp luật: Cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp – ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền
- Một số vấn đề lý luận về giải thích pháp luật – TS. Tô Văn Hòa
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
- [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật
- Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật?
- Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?
- Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật?
- Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
1 – Giải thích pháp luật là gì?
Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật để giúp cho pháp luật được nhận thức và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn, chính xác và thống nhất.
Sở dĩ phải giải thích pháp luật là vì các lý do sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền ở nhiều thời điểm khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau, do vậy khó tránh được tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật. Vì thế, cần có sự giải thích pháp luật để bảo đảm cho các quy định đó được nhận thức và thực hiện thống nhất.
Thứ hai, ngôn ngữ vốn đa nghĩa, cùng một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ theo bối cảnh, nhiều khi có những quy định pháp luật trừu tượng, chung chung, mập mờ, không rõ nghĩa, gây khó khăn cho các chủ thể trong việc thực hiện, nhất là trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho pháp luật được nhận thức và thực hiện thống nhất cũng như đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn, chính xác, thống nhất trong cả nước thì cần phải có hoạt động giải thích pháp luật, hoạt động làm sáng tỏ về nội dung, tư tưởng, mục đích, hoàn cảnh, ý nghĩa của các quy định trong pháp luật, làm rõ mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản cũng như trong các văn bản khác nhau…
2 – Phân biệt giải thích pháp luật chính thức với giải thích pháp luật không chính thức
Giải thích pháp luật chính thức với giải thích pháp luật không chính thức khác nhau ở những đặc điểm sau:
Giải thích pháp luật chính thức | Giải thích pháp luật không chính thức |
---|---|
- Là sự giải thích pháp luật của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải thích pháp luật theo quy định của pháp luật. Ví dụ: sự giải thích Luật thương mại của Ủy ban thường vụ Quốc hội là giải thích pháp luật chính thức. | - Là sự giải thích pháp luật của các cơ quan, Tổ chức hoặc cá nhân không có thẩm quyền giải thích pháp luật. Ví dụ: sự giải thích pháp luật của các giảng viên trên lớp hoặc sự giải thích pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. |
- Lời giải thích pháp luật chính thức phải được trình bày bằng văn bản và văn bản đó sẽ có hiệu lực pháp lý như văn bản được giải thích. Ví dụ: sự giải thích Luật thương mại của Ủy ban thường vụ Quốc hội được trình bày trong Nghị quyết của cơ quan này. | - Lời giải thích pháp luật không chính thức có thể được trình bày bằng văn bản hoặc bằng lời nói và không có hiệu lực pháp lý. |
- Sự giải thích pháp luật chính thức có thể được tiến hành bởi chính các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc những chủ thể được trao quyền hoặc được ủy quyền giải thích văn bản đó. | - Sự giải thích pháp luật không chính thức thường được tiến hành bởi các chuyên gia pháp luật như những người nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền hoặc phổ biến pháp luật... |
- Giải thích pháp luật chính thức gồm hai loại: Giải thích mang tính quy phạm và giải thích cho những vụ việc cụ thể. + Giải thích mang tính quy phạm: Là sự giải thích mà lời giải thích có hiệu lực pháp lý như các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nghị quyết giải thích Luật thương mại của Ủy ban thường vụ Quốc hội. + Giải thích cho những vụ việc cụ thể: Là sự giải thích mà lời giải thích chỉ có hiệu lực pháp lý đối với một vụ việc cụ the mà không có hiệu lực pháp lý đối với vụ việc khác. |
Trả lời