Phân tích sự ra đời của pháp luật theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Pháp luật là gì? Đặc trưng của pháp luật?
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
- Hình thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chế độ chính trị là gì? Phân biệt chế độ dân chủ với phản dân chủ
- Hình thức cấu trúc là gì? Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
- Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước
- Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
- Hình thức chính thể là gì? Phân biệt chính thể quân chủ với cộng hòa
- Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc Bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật
1 – Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
2 – Sự ra đời của pháp luật
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước cho nên nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Đó là các nguyên nhân và điều kiện kinh tế – xã hội.
Về điều kiện kinh tế, pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội đã xuất hiện nền kinh tế sản xuất và trao đổi (nền sản xuất hàng hóa) để thay thế cho nền kinh tế tự nhiên và xuất hiện chế độ tư hữu để thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy, về điều kiện xã hội, pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội có sự phân hóa con người thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do và người nô lệ, thành quý tộc và bình dân, thành người bóc lột và người bị bóc lột; tức là các giai cấp, tầng lóp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau; đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào trong tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào đó.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật nhưng đã có các quy phạm xã hội tồn tại dưới dạng phong tục, tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người.
Khi nhà nước xuất hiện, trong xã hội đã xuất hiện thêm một loại quy phạm xã hội mới chỉ do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Đó là pháp luật.
Pháp luật ra đời bằng các con đường sau:
– Nhả nước thừa nhận các quy tắc xử sự chung đã tồn tại trong xã hội dưới dạng phong tục, tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo nhưng phù hợp với ý chí của nhà nước thành pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ, Nhà nước Việt Nam thừa nhận phong tục ăn Tết cổ truyền, Giỗ Tổ Hùng Vương, chọn họ cho con…
– Nhà nưởc thừa nhận các phán quyết hoặc các lập luận hoặc các nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do các cơ quan xét xử (chủ yếu là Tòa án) đưa ra khi giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể, làm mẫu hoặc làm cơ sở cho toà án dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khác xảy ra về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự như vậy. Ví dụ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của nước ta công bố án lệ mẫu do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn để các Tòa án áp dụng trong quá trình xét xử các vụ án tương tự.
– Nhà nước đặt ra các quy tắc mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới xuất hiện hoặc để thay thế các quy tắc xử sự cũ khi chúng không phù hợp với ý chí của nhà nước, đồng thời bảo đảm cho các quy phạm đó được thực hiện. Ví dụ, Nhà nước Việt Nam đặt ra các quy tắc mới thông qua các quy phạm pháp luật thể hiện trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ…
Trả lời