Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
- Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
1 – Ví dụ về vi phạm pháp luật
Vào 10 giờ sáng ngày 20/11/2017, anh B, 20 tuổi, tham gia giao thông bằng xe máy trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội nhưng không đội mũ bảo hiểm, bị ngã xe gây chấn thương sọ não. Như vậy, anh B đã vi phạm pháp luật, vì hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh B khi tham gia giao thông bằng xe máy là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2 – Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trên
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trên là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố sau:
a – Hành vi trái pháp luật, còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh B là hành vi trái pháp luật, trái với quy định của Luật giao thông đường bộ, hành vi này đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là làm anh ta bị chấn thương sọ não khi ngã xe.
b – Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Trong vụ vi phạm pháp luật này, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là sự thiệt hại về người mà cụ thể là sự chấn thương sọ não của anh B.
c – Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau: Hành vi đã chứa đựng mâm mông gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
Trong vụ vi phạm trên, giữa hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh B với hậu quả chấn thương sọ não của chính anh ta có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi không đội mũ bảo hiểm xảy ra trước, hậu quả chấn thương sọ não xảy ra sau, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương sọ não của anh ta là do không đội mũ bảo hiểm. Nếu anh B đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và đúng quy cách theo quy định thì có thể không dẫn đến hậu quả này.
d – Thời gian vi phạm pháp luật
Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật, đó là 10 giờ sáng ngày 20/11/2017.
đ – Địa điểm vi phạm pháp luật
Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật, đó là đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
e – Phương tiện vi phạm pháp luật
Phương tiện vi phạm pháp luật là phương tiện mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật, đó là xe máy.
Trả lời