Mục lục
Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì? Phân tích cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
- Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động của VBQPPL
- Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
- Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
1 – Thế nào là hệ thống pháp luật thực định
Khái niệm hệ thống pháp luật có thể được hiểu theo nghĩa là hệ thống pháp luật thực định của một quốc gia, Ví dụ: hệ thống pháp luật Việt Nam. Dưới góc độ này, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm phÁp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật, được thể hiện trong cảc hình thức pháp luật mà cơ bản là một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, án lệ và tập quán pháp.
Hệ thống pháp luật thực định của một quốc gia có thể được xem xét trên các phương diện: Hình thức cấu trúc, nội dung và hình thức thể hiện.
a – Xét về mặt hình thức cấu trúc
Hệ thống pháp luật là thể thống nhất các ngành luật, trong đó mỗi ngành luật lại được coi là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm các chế định pháp luật và mỗi chế định lại bao gồm nhiều quy phạm pháp luật.
b – Xét về mặt nội dung
Hệ thống pháp luật là sự phản ánh các điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống, lịch sử, phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lý dân tộc của một đất nước trong một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử. Do vậy, nội dung của hệ thống pháp luật của các nước khác nhau sẽ khác nhau và nội dung pháp luật của cùng một nước nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử cũng khác nhau.
c – Xét về mặt hình thức thể hiện
Hệ thống pháp luật thực định được thể hiện trong các hình thức pháp luật như tập quán pháp, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật mà chủ yếu là trong một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật.
2 – Xem xét cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
Xem xét cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định chủ yếu là xem xét các yếu tố cấu thành nên nó, đó là các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật. Theo đó:
– Ngành luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một hoặc một số loại quan hệ xã hội có tính chất giống nhau phát sinh trong một lĩnh vực hoạt động của đời sống bằng những phương pháp điều chỉnh nhất định.
Ví dụ: Ngành luật Hiến pháp, Ngành luật hình sự,…
– Chế định pháp luật: Là một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có đặc điểm chung, có mối liên hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một loại.
Ví dụ: Chế định thừa kế, chế định án treo,…
– Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước.
Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau để tạo nên một thể thống nhất là hệ thống pháp luật.
3 – Các hình thức thể hiện của pháp luật mà cơ bản là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Như đã nêu ở trên hệ thống pháp luật thực định được thể hiện trong các hình thức pháp luật như tập quán pháp, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật mà chủ yếu là trong một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Ví dụ: ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo trật tự giá trị pháp lý từ cao xuống thấp như sau:
– Hiến pháp;
– Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;
– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trả lời