Mục lục
Ý thức pháp luật là gì? Phân tích các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể?
- Vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng và thực hiện pháp luật
- Ý thức pháp luật là gì? Đặc điểm và cơ cấu của ý thức pháp luật?
- Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
- Luận bàn về trách nhiệm pháp lý, kỷ luật và kỷ luật lao động
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
1 – Ý thức pháp luật là gì?
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể.
Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác (ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo…), ý thức pháp luật được thể hiện ở từng cá nhân, từng nhóm, từng cộng đồng xã hội. Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng giữa các lực lượng xã hội, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại…
2 – Các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể
Mặc dù cấu trúc của ý thức pháp luật bao gồm tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật, song khi xem xét, đánh giá về ý thức pháp luật của một chủ thể cụ thể phải căn cứ vào ba yếu tố: Tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật và hành vi pháp luật.
a – Yếu tố tư tưởng
Là sự hiểu biết về pháp luật, thể hiện ở trình độ, kiến thức pháp luật, sự giác ngộ, tin tưởng hay không tin tưởng vào pháp luật của chủ thể. Trình độ, kiến thức, hiểu biết pháp luật của mỗi chủ thể có thể cao hoặc thấp, bởi vì trình độ kiến thức đó được hình thành ở mỗi người thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học; thông qua quá trình đào tạo chuyên ngành; thông qua hoạt động thực tiễn… Muốn đánh giá trình độ, kiến thức pháp lý của một chủ thể là cao hay thấp thì có thể căn cứ vào kết quả đào tạo và hoạt động khoa học trong thực tiễn của chủ thể.
b – Yếu tố tâm lý
Thể hiện xúc cảm, tình cảm, thái độ của mỗi người đối với các quy định của pháp luật, đó là tâm lý tôn trọng hay coi thường, ủng hộ hay chống đối pháp luật. Tuy nhiên, tâm lý pháp lý của mỗi chủ thể cụ thể là tôn trọng hay coi thường, ủng hộ hay chống đối pháp luật chỉ có thể xác định được dựa vào yếu tố hành vi, tức là các hành vi pháp lý thực tiễn của họ.
c – Yếu tố hành vi
Thể hiện ở hành vi pháp lý thực tiễn của chủ thể là hợp pháp hay bất hợp pháp. Nếu hành vi pháp lý thực tế của chủ thể luôn luôn là hợp pháp thì có thể khắng định chủ thể là người có tri thức pháp lý, hiểu biết pháp luật cao, xác định đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và có thái độ tôn trọng, ủng hộ pháp luật, tin tưởng vào pháp luật, tức là người có ý thức pháp luật cao. Nếu chủ thể thường xuyên vi phạm pháp luật hoặc vi phạm pháp luật gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội thì có thể khẳng định hoặc là họ không có tri thức pháp lý, không hiểu biết pháp luật, hoặc là họ hiểu biết pháp luật nhưng lại coi thường hoặc chống đối pháp luật, tức là có ý thức pháp luật thấp.
Trả lời