Mục lục
Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước (Bộ máy nhà nước là gì?). Trình bày mối liên hệ giữa bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước.
- Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
- Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
- So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
- Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước
- Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
- Phân tích quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước
- Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
1 – Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước
a – Bộ máy nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
b – Phân tích các đặc điểm của bộ máy nhà nước
– Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước, bao gồm nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương:
+ Trong bộ máy nhà nước bao gồm khá nhiều cơ quan nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước là một yếu tố, một đơn vị cấu thành bộ máy nhà nước. Chẳng hạn, bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay gồm nhiều cơ quan từ trung ương tới địa phương như Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân…
+ Giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất, trong đó mỗi cơ quan nhà nước được xem như là một mắt xích của hệ thống đó.
– Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Bộ máy nhà nước thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động… khác nhau, do vậy, khó có thể phát huy được sức mạnh và hiệu quả hoạt động của bộ máy nếu không được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Vì thế, để thiết lập trật tự trong bộ máy nhà nước nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong hoạt, động giữa các cơ quan nhà nước, tăng cường sức mạnh của cả bộ máy nhà nước, đòi hỏi quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy này phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và những nguyên tắc chung nhất định. Ví dụ, bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc như: chủ quyền nhân dân, tập trung dân chủ, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật…
– Bộ máy nhà nước được thiết lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, khi nhà nước cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhà nước thành lập ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy. Chẳng hạn, khi môi trường của đất nước bị ô nhiễm thì nhà nước phải thành lập cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường nhằm hướng dẫn mọi người bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các chủ thể và phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường…
2 – Mối liên hệ giữa bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước
Bộ máy nhà nước được thành lập và hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước, do vậy, quy mô, cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cách thức tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước… chịu sự chi phối có tính chất quyết định của chức năng nhà nước. Chẳng hạn, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế, trấn áp cũng là chủ yếu và được coi trọng nhất; ngược lại, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tổ chức và quản lý kinh tế, xã hội thì trong bộ máy nhà nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ quan quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chức năng của nhà nước càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì bộ máy nhà nước càng đồ sộ, phức tạp, số lượng các cơ quan và nhân viên trong bộ máy nhà nước càng đông hơn và cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước càng phải khoa học và hợp lý hơn. Ví dụ, chức năng của Nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn so với chức năng của các nhà nước phong kiến Việt Nam, do vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay đồ sộ và phức tạp hơn nhiều so với các nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây.
Do được thành lập để thực hiện các chức năng của nhà nước nên hiệu quả thực hiện các chức năng của nhà nước lại phụ thuộc vào sự hợp lý trong tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước được tổ chức hợp lý, phù hợp với chức năng, hoạt động có hiệu quả thì hiệu quả thực hiện các chức năng của nhà nước sẽ cao và ngược lại, nếu tổ chức của bộ máy nhà nước không hợp lý, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả thì hiệu quả thực hiện chức năng của nhà nước sẽ thấp.
Trả lời