Mục lục
Trình bày cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là gì? Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
- Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động của VBQPPL
- Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
- Ưu thế của văn bản quy phạm so với nguồn khác của pháp luật
- Ưu điểm và hạn chế của các loại nguồn của pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm VBQPPL
- Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
Quy phạm pháp luật có thể có các bộ phận như giả định, quy định, chế tài hoặc biện pháp tác động của nhà nước, song trong quá trình xây dựng pháp luật, do yêu cầu của kỹ thuật xây dựng pháp luật đòi hỏi các quy phạm phải được trình bày một cách ngắn gọn, chặt chẽ, không trùng lặp, chồng chéo nên trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau mà cơ bản có 05 cách sau:
1 – Cách thứ nhất: Tất cả các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong cùng một điều, một khoản của một văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: khoản 1 Điều 63 Luật giáo dục đại học năm 2012 quy định: ‘Người học chương trình giảo dục đại học nêu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam, thì sau khỉ tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bong và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”. Với quy phạm trên, cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của nó đuợc trình bày trong cùng một khoản của một điều của một văn bản quy phạm pháp luật là Luật giáo dục đại học năm 2012.
2 – Cách thứ hai: Trong một điều của một văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày một hoặc nhiều quy phạm pháp luật.
Ví dụ: trong Điều 63 Luật giáo dục đại học năm 2012 đã trình bày nhiều quy phạm pháp luật. Còn trong Điều 50 Luật giao thông đường bộ năm 2008 chỉ trình bày một quy phạm pháp luật với nội dung: “Việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ”.
3 – Cách thứ ba: Các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong các điều, khoản khác nhau của cùng một văn bản quy phạm pháp luật
Ví dụ: khoản 1 Điều 301 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội bắt cóc con tin như sau: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tồ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 nấm đền 05 năm”. Quy định này cho thấy, bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được trình bày trong 03 điều luật là các Điều 301, 113 và 229 của cùng một văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật hình sự năm 2015.
4 – Cách thứ tư: Các bộ phận mang nội dung của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong các điều, khoản khác nhau của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Ví dụ: khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khảc hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kêt hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Và Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”
Mặc dù hai điều luật trên trình bày hai quy phạm pháp luật khác nhau, song nếu ghép hai quy phạm đó với nhau thì có thể tạo thành một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có đủ ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định và chế tài. Trong quy phạm ở Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trình bày hai bộ phận là giả định và quy định, còn trong quy phạm ở Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 thì trình bày hai bộ phận là giả định và chế tài.
Đây là cách trình bày khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay.
5 – Cách thứ năm: Trật tự sắp xếp các bộ phận trong quy phạm pháp luật không nhất thiết phải theo đúng thứ tự: Giả định, quy định, chế tài hay biện pháp tác động của nhà nước mà có thể trình bày các bộ phận đó theo cách đảo lộn hoặc đan xen nhau.
Ví dụ: Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Cấm các hành vi sau đây:
… Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Trong quy phạm này, các bộ phận giả định và quy định đã được trình bày theo cách đan xen vào nhau.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Trả lời