• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Việc sử dụng và định hướng xây dựng Casebook trong giảng dạy luật

Việc sử dụng và định hướng xây dựng Casebook trong giảng dạy luật

19/05/2020 18/04/2021 TS. Đỗ Thị Mai Hạnh Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Casebook là gì?
  • 2. Sơ lược về sự phát triển của casebook trong phương pháp giảng dạy luật bằng tình huống
  • 3. Vai trò của casebook trong việc giảng dạy luật?
  • 4. Nội dung và cấu trúc của casebook
  • 5. Định hướng xây dựng casebook
  • CHÚ THÍCH

Việc sử dụng và định hướng xây dựng casebook trong giảng dạy luật

Tác giả: TS. Đỗ Thị Mai Hạnh

Việc sử dụng và định hướng xây dựng casebook trong giảng dạy luật

  • Áp dụng mô hình “Phiên tòa giả định” trong giảng dạy luật
  • Tổng quan phương pháp giảng dạy qua án trong chuyên ngành luật từ các nước trong hệ thống thông luật và dân luật
  • Thực trạng và ý nghĩa của việc sử dụng bản án trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam
  • Sử dụng bản án trong giảng dạy: Góc nhìn từ người làm thực tiễn
  • Kinh nghiệm về sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong đào tạo nghề luật

TỪ KHÓA: Phương pháp giảng dạy, Phương pháp học tập, Tạp chí Khoa học pháp lý

TÓM TẮT

Casebook (tạm dịch là Sách tình huống) là phương tiện của phương pháp giảng dạy luật bằng tình huống (the casebook method). Trong casebook có chứa đựng những vụ việc của các bản án để sinh viên phân tích và tìm ra những nguyên tắc pháp lý mà tòa án đã áp dụng để đưa ra phán quyết. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu các kiến thức cơ bản về khái niệm, lịch sử phát triển, nội dung và cấu trúc của casebook… Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số định hướng để xây dựng casebook phục vụ cho việc giảng dạy luật tại Việt Nam.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Giảng dạy học phần Luật Môi trường bằng phương pháp tình huống đáp ứng chuẩn đầu ra, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế
  • Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật
  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới
  • Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với các môn chuyên ngành luật - Kinh nghiệm áp dụng cho môn luật quốc tế
  • Tổng quan phương pháp giảng dạy qua án trong chuyên ngành luật từ các nước trong hệ thống thông luật và dân luật
  • Sử dụng bản án trong giảng dạy pháp luật phần lý thuyết – Kinh nghiệm qua một trường hợp ở Anh
  • Sử dụng bản án của Tòa án trong giảng dạy thảo luận
  • Bàn về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu Thạc sĩ Luật
  • Người tham gia tố tụng theo pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Pháp điển hóa tư pháp quốc tế Bỉ và một số gợi ý đối với Việt Nam

1. Casebook là gì?

Casebook (hiện chưa có thuật ngữ tương đương bằng tiếng Việt, tạm dịch là sách vụ việc hoặc sách tình huống),[1] là một loại giáo trình chủ yếu được sinh viên trường luật sử dụng.[2] Khác với các giáo trình thông thường, trong một lĩnh vực pháp lý nhất định, các học thuyết pháp lý thường được giới thiệu một cách đơn điệu, casebook lại chứa đựng nội dung của các bản án mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các học thuyết pháp lý để giải quyết các vụ việc đó.[3] Casebook cũng có thể kết hợp nêu phần lý thuyết một cách ngắn gọn, những nội dung là những tranh luận, bài viết trong các tạp chí pháp lý chuyên ngành, các sách pháp lý chuyên khảo. Việc kết hợp này thường được thực hiện đối với những ngành luật có nguồn luật thành văn bên cạnh các án lệ.[4]

Casebook chứa đựng các tình huống để các sinh viên phân tích và tìm ra những nguyên tắc, quy phạm pháp luật nào đó đã được áp dụng và cách thức tòa án áp dụng những nguyên tắc quy phạm đó, qua đó đào tạo sinh viên làm thế nào để “tư duy giống như một luật sư”.[5] Việc áp dụng pháp luật là kết quả của sự am hiểu cốt lõi của các nguyên tắc pháp lý và thể hiện khả năng vận dụng được những nguyên tắc pháp lý đó trong những tình huống khác nhau. Trong nghề luật, đây chính là cơ sở nền tảng để các thẩm phán đưa ra bản án. Theo đó, sinh viên học được kiến thức – cốt lõi của các nguyên tắc pháp lý qua chính những vụ việc đã được tòa án giải quyết.

Do mục tiêu như vậy nên casebook gắn liền và phục vụ cho phương pháp giảng dạy luật theo vụ việc (the casebook method) hay còn gọi là phương pháp giảng dạy tình huống (the case-study method). Nói cách khác, casebook chính là phương tiện các giảng viên dùng để thực hiện phương pháp giảng dạy tình huống.[6] Tầm quan trọng của casebook chính là ở việc quyết định nội dung và cách tiếp cận của mỗi khóa học.[7] Theo phương pháp này, sinh viên phải đọc những nguồn từ gốc: đó chính là nghiên cứu từ các vụ việc của bản án và rút ra những kết luận riêng của mình, được giáo viên định hướng bằng việc đối thoại và thảo luận trong lớp học.[8]

Hình thức thể hiện của phương pháp này như sau: giáo viên phụ trách lớp sẽ phân công các sinh viên hoặc nhóm sinh viên nghiên cứu một số vụ việc của bản án có trong casebook. Yêu cầu đối với sinh viên khi nghiên cứu là phải nắm được nội dung, những lập luận trong vụ việc đó. Giáo viên sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến vụ việc được giao để đảm bảo rằng sinh viên có thể xác định và hiểu đúng nguyên tắc pháp lý của vụ việc. Tuy nhiên đối với một lĩnh vực pháp luật còn nhiều tranh cãi thì sẽ không hẳn là chỉ có một nguyên tắc đúng.[9]

Sự khác biệt giữa phương pháp giảng dạy theo tình huống so với các phương pháp giảng dạy khác thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải làm việc với các nguồn thông tin chủ yếu trên thực tế là các vụ việc các bản án được viết bằng ngôn ngữ mơ hồ, khó hiểu thậm chí là lạc hậu. Thứ hai, các lớp học được coi là nơi để tranh luận, bàn thảo về ý nghĩa của các vụ việc của các bản án, không phải là nơi để các sinh viên được tiếp thu bài giảng trực tiếp.[10]

2. Sơ lược về sự phát triển của casebook trong phương pháp giảng dạy luật bằng tình huống

Casebook là phương tiện của phương pháp giảng dạy tình huống, nên sự hình thành và phát triển của casebook cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển phương pháp này. Casebook về luật được coi là hình thành từ những năm 1870, do giáo sư Chritopher Langdell khởi xướng việc thay đổi phương pháp giảng dạy từ cổ điển (chủ yếu là diễn giảng học thuyết, còn thực hành là nhiệm vụ của người học) sang phương pháp giảng dạy tình huống khi ông về công tác tại Khoa Luật trường Đại Học Havard (Hoa Kỳ).[11]

Giáo sư Langdell cho rằng với phương pháp giảng dạy bằng tình huống, thay vì người học phải đọc những tóm tắt trừu tượng về những quy phạm pháp luật (hay nguyên tắc pháp lý – thường được sử dụng ở hầu hết các nước) thì việc đọc trực tiếp các ý kiến tư pháp (nội dung trong bản án sau này sẽ trở thành luật theo nguyên tắc Stare Decisis – “Tiền lệ phải được tuân thủ”) là cơ sở để các thẩm phán ra các bản án là cách thức tốt nhất để học được luật pháp của Hoa Kỳ, cũng như của những quốc gia theo truyền thống thông luật.[12]

Đối thoại và thảo luận, thay vì đơn thuần ghi nhớ nội dung của pháp luật, đã thúc đẩy sinh viên tìm hiểu về các nguyên tắc pháp lý và khả năng áp dụng chúng trong những tình huống khác nhau.

Giáo sư Langdell đã đưa ra đề nghị thay đổi về cách tiếp cận giảng dạy: từ diễn giảng sang thảo luận, tranh luận để sinh viên rút ra kết luận của chính mình từ các vụ việc của các bản án (cases). Ban đầu phương pháp này cũng vấp phải nhiều phản đối gay gắt từ phía các sinh viên, giảng viên và cả các luật sư. Họ cho rằng phương pháp giảng dạy bằng tình huống gây ra sự xáo trộn so với những bài giảng đã được sắp xếp một cách chặt chẽ. Họ cho rằng thay vì phải cố gắng bắt sinh viên đưa ra chính kiến của mình về các vụ việc, các giảng viên chỉ cần đưa ra các giải thích cho lập luận của mình. Số lượng sinh viên bỏ học đối với lớp học của giáo sư Langdell rất nhiều, chỉ còn lại vài sinh viên ở lại học. Bên cạnh đó số lượng sinh viên vào học tại Khoa Luật trường Đại học Havard giảm mạnh do lo ngại về phương pháp giảng dạy tình huống và do sự kêu gọi tẩy chay của một số cựu sinh viên của khoa luật.[13]

Với sự ủng hộ của giáo sư Charles W. Eliot chủ tịch trường Đại học Havard,[14] giáo sư Langdell đã đứng vững trước sự chỉ trích của dư luận và có đủ thời gian để chứng minh sự thành công của phương pháp giảng dạy bằng tình huống: các học trò của ông đã trở thành những luật sư giỏi kiến thức và giỏi nghề.

Vào năm 1870 giáo sư Langdell trở thành trưởng Khoa Luật. Thời gian trôi qua, giáo sư đã thay đổi được cách nhìn của các giáo sư khác và thuyết phục được họ tin vào phương pháp giảng dạy theo tình huống.[15] Từ 1920, phương pháp giảng dạy luật bằng tình huống này đã trở thành phương pháp giảng dạy chiếm ưu thế tại Đại học Havard. Các trường đại học luật khác của Hoa Kỳ cũng học hỏi việc sử dụng phương pháp này.[16] Hiện nay phương pháp tình huống đã trở thành phương pháp giảng dạy luật chính yếu ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia, New Zealand, Singapore…[17]

Phương pháp tình huống không chỉ nhanh chóng phát triển ở các quốc gia theo truyền thống thông luật mà còn được phát triển ở những quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa. Minh chứng cho sự ảnh hưởng và phát triển của phương pháp giảng dạy luật theo tình huống này là việc khối Liên minh châu âu đã và đang tập trung hoàn thiện các ấn bản casebook về nhiều lĩnh vực pháp luật để áp dụng chung cho việc đào tạo luật cũng như là việc tạo cơ sở cho sự phát triển của pháp luật của các quốc gia thành viên. Điển hình như ấn phẩm Casebooks về Luật chung của châu âu (Ius Commune Casebooks),[18] và ấn phẩm Casebook về Tư pháp quốc tế (Casebook on Conflict Law) cũng đang được tiến hành.[19]

Thực hiện phương pháp giảng dạy tình huống này, các giảng viên luật của Hoa Kỳ đã chọn lọc và thu thập những vụ việc của các bản án mang tính minh họa điển hình nhất cho những lĩnh vực pháp luật nhất định để đưa vào casebook. Một số giảng viên luật khi biên tập lại những vụ việc, bản án chỉ giữ lại những đoạn quan trọng là những tình tiết có tính quyết định nhất của vụ việc là cơ sở để dẫn đến nội dung phán quyết của thẩm phán (material facts, ratio decidendi), và không đưa vào những nội dung mang tính trích dẫn hoặc giải thích (obiter dictum). Một số ít các giảng viên chọn cách thức giới thiệu toàn văn vụ việc và một số các giảng viên khác thì chọn cách thức trình bày phần lý thuyết đan xen với nội dung các vụ việc. Kỹ thuật thường thấy nhất khi xây dựng casebook là giới thiệu hầu hết nội dung của vụ việc đã tạo ra nguyên tắc pháp lý (quy phạm pháp luật), cùng với việc cung cấp những ghi chú ngắn gọn, tóm tắt những cơ sở quan trọng để tuyên án trong các vụ việc khác.[20]

3. Vai trò của casebook trong việc giảng dạy luật?

Được dùng như một phương tiện để vận hành phương pháp tình huống, nên casebook được biên soạn ở hầu hết các lĩnh vực của pháp luật như: luật hiến pháp, luật về hợp đồng, luật thương mại, tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế, luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật so sánh…[21]

Hầu hết các casebook đều do các giảng viên luật viết. Một casebook thường được viết bởi hai, ba, hoặc bốn tác giả. Ít nhất một trong số họ là giáo sư có chuyên môn hàng đầu trong một lĩnh vực pháp luật. Những ấn bản mới của các casebook thường giữ lại những tên của các giáo sư nổi tiếng trên trang bìa hàng thập kỷ sau khi những giáo sư đó mất đi.[22]

4. Nội dung và cấu trúc của casebook

Vụ việc là nội dung trọng tâm của casebook và thường được trình bày cùng với các tư liệu pháp lý bổ sung. Vụ việc được cân nhắc đưa vào casebook là vụ việc dễ hiểu, có thể bao phủ xuyên suốt một chủ đề pháp lý và các giảng viên có thể không cần phải sử dụng thêm các nguồn tài liệu khác.[23] Tuy nhiên trong thực tế, dù là các vụ việc dễ hiểu, thì các tác giả vẫn có thể trình bày những nguồn tư liệu bổ sung như văn bản pháp luật, những đạo luật mẫu, những bình luận khoa học (do hội luật gia xuất bản) trong casebook nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xác định những nguyên tắc chung của pháp luật (được gọi là Restatement of the law).[24]

Về cấu trúc, casebook cũng tương tự như các giáo trình thông thường: được sắp xếp khoa học, có hệ thống phân chia thành những chương hoặc chủ đề nhất định. Mỗi một chủ đề luôn được bắt đầu bằng phần giới thiệu chung (introductory note) giúp người đọc nắm được những nội dung chính của chủ đề đó. Sau đó sẽ là phần trình bày các nội dung cụ thể của chủ đề.

Có hai phần trình bày đối với từng nội dung cụ thể: phần bắt đầu và phần các vụ việc. Tùy theo đặc thù của từng ngành luật và tính chất của từng lĩnh vực cụ thể mà phần bắt đầu có thể là phần trích dẫn các quan điểm, bình luận có liên quan trong các sách chuyên khảo của nhiều tác giả; hoặc trích dẫn các nguồn luật có liên quan. Tuy nhiên có những casebook bỏ qua không nêu lên học thuyết, lý thuyết.[25] Bên cạnh đó, cũng có casebook nêu luôn các câu hỏi ngay sau khi trình bày phần lý thuyết.[26] Phần thứ hai là phần trình bày các vụ việc trong các bản án (có thể là một, hoặc hai, ba vụ việc hoăc nhiều hơn, tùy thuộc vào sự cân nhắc chọn lọc của tác giả casebook). Phần thứ hai này thường có hai nội dung như sau: thứ nhất là nội dung của vụ việc trong bản án có thể được trình bày dưới dạng trích dẫn hoặc nguyên văn; thứ hai là phần lưu ý và các câu hỏi của tác giả casebook về những suy luận, nhận thức rút ra được từ vụ việc. Cũng cần lưu ý rằng, tùy tác giả mà casebook có thể có các câu hỏi hoặc không có các câu hỏi trong nội dung phần thứ hai.[27]

Ví dụ: Casebook “Các Vụ Việc và Tài Liệu về Luật Quốc Tế” (Cases and Materials on International Law) được chia thành 14 chủ đề. Các chủ đề được sắp xếp theo thứ tự sau:

Bản chất của luật quốc tế

Nguồn của luật quốc tế

Luật các điều ước

Luật quốc tế và luật quốc gia

Chủ thể của tư pháp quốc tế

…

Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.

Chủ đề thứ 3 của casebook là Luật các điều ước được trình bày theo kết cấu như sau:

Phần giới thiệu chung (Introductory Note): Giới thiệu khái quát về điều ước quốc tế, ý nghĩa, mục đích của điều ước… Các nội dung chính của chủ đề này bao gồm khái niệm chung về điều ước, các nguyên tắc chung về áp dụng các điều ước, về quy trình hình thành và hiệu lực của điều ước, vấn đề bảo lưu của các quốc gia khi ký kết các điều ước quốc tế, nguyên tắc về giải thích điều ước và thủ tục vô hiệu hoặc mất hiệu lực đối với điều ước.

Nội dung cụ thể đầu tiên trong chủ đề Luật các điều ước là khái niệm chung về điều ước. Trong nội dung khái niệm chung, ở phần thứ nhất, tác giả trích dẫn Điều 2 của Công ước viên về Luật điều ước năm 1969. Ở Điều 2 này, khái niệm điều ước nghĩa là “sự thỏa thuận mang tính chất quốc tế giữa các quốc gia…”. Sau phần trích dẫn Công ước Vienna năm 1969 là phần trình bày vụ việc liên quan đến sự phân ranh giới biển và các câu hỏi về lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain (trong bản án Quatar v Bahrain) được đăng tải trong Báo cáo của Tòa án quốc tế năm 1994).[28]

Phần thứ hai của nội dung khái niệm chung là phần ghi chú. Trong phần ghi chú nêu ra những vấn đề như: sự đa dạng về thuật ngữ “điều ước”, sự điều chỉnh của Công ước Vienna đối với các thỏa thuận giữa các quốc gia, công ước này có điều chỉnh sự thỏa thuận giữa quốc gia với các công ước, qua nội dung của vụ kiện Qatar v Bahrain, ghi nhận những lĩnh vực mà quốc gia có thể thỏa thuận, trao đổi…

Như vậy, nhìn chung đa số các casebook vẫn trình bày phần lý thuyết một cách rất ngắn gọn và thường là trích một số những quan điểm nổi bật của các học giả pháp lý nhưng không phân tích hoặc đưa ra kết luận. Điểm khác biệt nhất giữa casebooks và giáo trình chính là sự hiện diện của các vụ việc của bản án trong casebook (các giáo trình thông thường có thể không có sự hiện diện này). Mật độ ít hay nhiều của các vụ việc trong casebooks tùy thuộc vào sự chọn lọc và quyết định của tác giả casebook căn cứ vào mức độ phức tạp của chủ đề cũng như yêu cầu để minh họa cho những vấn đề pháp lý.

5. Định hướng xây dựng casebook

Việc xây dựng casebook là một việc làm cần thiết, vì đây là phương tiện của phương pháp giảng dạy tình huống – một phương pháp có sự thành công đã được chứng minh. Tuy nhiên việc xây dựng casebook cũng cần phải cân nhắc trên cơ sở ưu điểm và khuyết điểm của casebook.

Về ưu điểm: có thể nói rằng, việc sử dụng casebook trong phương pháp giảng dạy tình huống đã giúp tìm hiểu được khoảng cách giữa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn.[29] Trong lĩnh vực pháp luật, chúng ta hay nói đến vấn đề pháp luật quy định và việc thực hiện pháp luật không thống nhất với nhau, nói cách khác, pháp luật quy định một đằng, nhưng lại áp dụng trong thực tế một nẻo. Casebook là phương tiện hữu dụng để xem xét, đánh giá khoảng cách theo chiều từ thực tiễn đến lý luận và ngược lại.[30]

Sử dụng casebook trong phương pháp giảng dạy tình huống giúp các sinh viên phát triển được khả năng đọc và phân tích các vụ việc – những kỹ năng cần thiết của luật sư, của người có chuyên ngành luật. Sinh viên học cách phân tích vụ việc theo bốn yếu tố như sau: các tình tiết tranh luận, vấn đề pháp lý mà tòa án phải giải quyết, các cơ sở để tòa án đưa ra phán quyết và những lý do giải thích cho quyết định của tòa án.[31]

Về khuyết điểm: việc sử dụng casebook trong phương pháp giảng dạy bằng tình huống, một phương pháp giảng dạy ưu thế ở các quốc gia theo truyền thống thông luật (truyền thống pháp luật án lệ, truyền thống pháp luật Anh-Mỹ) đã khẳng định được ưu điểm qua thực tế. Yếu tố nền tảng tạo nên thế mạnh của phương pháp này xuất phát từ bản chất pháp luật của các quốc gia thuộc truyền thống thông luật với nguồn luật chủ yếu là án lệ. Thực tiễn này đặt ra vấn đề băn khoăn là phương pháp giảng dạy luật bằng tình huống đưa vào áp dụng trong giảng dạy luật ở Việt Nam, một quốc gia có hệ thống pháp luật tương đồng với các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa, với nguồn luật chủ yếu là luật thành văn, có thể đạt được hiệu quả tốt hay không?

Bên cạnh đó việc học với phương tiện là casebook có thể làm cho cách tư duy của sinh viên thực tế hơn, kỹ năng tốt hơn khi vận dụng và áp dụng pháp luật, tuy nhiên nó cũng có thể làm sinh viên bị yếu kiến thức lý luận.

Trên cơ sở những ưu và khuyết điểm của casebook trong phương pháp giảng dạy tình huống đã nêu ở trên, tác giả có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất: việc xây dựng casebook sử dụng trong phương pháp giảng dạy tình huống thật sự cần được xúc tiến, vì thực tế đã chứng minh các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu (có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam) đã và đang không ngừng xây dựng và sử dụng thành công các bộ sách casebook để phục vụ cho sự phát triển pháp luật của mình. Như vậy chúng ta đã có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và sử dụng casebook trong giảng dạy pháp luật tại Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển pháp luật Việt Nam. Hơn thế nữa, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao đã được ban hành và khẳng định việc áp dụng án lệ tại Việt Nam. Đây tiếp tục là một cơ sở thuận lợi ủng hộ cho việc xây dựng casebook tại Việt Nam.

Thứ hai, do nguồn luật chủ yếu của Việt Nam trong thời điểm hiện tại vẫn là luật thành văn, án lệ sắp được sử dụng nhưng vẫn chưa phổ biến và mang bản chất khác biệt với án lệ của hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, tác giả cho rằng nội dung của casebook nên được xây dựng theo hướng kết hợp giữa phần học thuyết (nội dung chủ yếu trong giáo trình, bài giảng luật hiện nay) với việc trình bày các vụ việc của bản án (case). Ngoải ra, Việt Nam cũng có thể học hỏi áp dụng cách thức xây dựng casebook thuần túy (không nêu phần lý thuyết) ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Úc, nhưng sẽ cần có sự cân nhắc, sáng tạo và chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm pháp luật của Việt Nam. Một đơn cử cho phương án này là việc sửa và bổ sung các giáo trình hiện hành để phục vụ cho hiệu quả những ưu diểm của casebook.

Thứ ba, là trước khi bắt tay vào xây dựng casebook, rất cần thiết phải có các công trình nghiên cứu khoa học về kiến thức và kinh nghiệm xây dựng casebook cũng như phương pháp giảng dạy tình huống của các trường đại học trên thế giới. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được qua những công trình nghiên cứu khoa học đó, kết hợp với sự sáng tạo sử dụng ưu điểm, loại trừ khuyết điểm, casebook sẽ thúc đẩy việc phát triển việc đào tạo luật và nền pháp luật của nước nhà.

Thứ tư, để có thể viết casebook đúng cách và phát huy hiệu quả của casebook, việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng viết casebook dành cho các giảng viên luật là cũng rất cần thiết.

CHÚ THÍCH

* TS Luật học, giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.

[1] Lời tác giả.

[2] Wayne L. Anderson and Marilyn J. Headrick, The Legal Profession: Is it for you? (1996) 83.

[3] Xem Anderson and Headrick, ghi chú số 2, 83.

[4].http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Casebook accessed at 7th May, 2013.

[5] Xem Anderson and Headrick, ghi chú số 2, 83.

[6] Mathew Bodie, ‘The Future of the Casebook: An Argument for an Open-Source Approach’ (2007) 57(1) Journal of Legal Education 10, 10.

[7] Xem Mathew Bodie, ghi chú số 6, 11.

[8] Maggie Breslin and Richard Buchanan, ‘On the Case Study Method of Research and Teaching in Design’ (2008) 24(1) Massachusetts Institute of Technology, 36.

[9] http://en.wikipedia.org/wiki/Casebook_method, accessed at 1 August, 2011.

[10] http://en.wikipedia.org/wiki/Casebook_method, accessed at 1 August, 2011.

[11].http://encyclopedia.thefreedictionary.com/Casebook+method accessed at 7th May, 2013; Maggie Breslin and Richard Buchanan, On the Case Study Method of Research and Teaching in Design, Massachusetts Institute of Technology, volume 24, Number 1, 2008, p 36.

[12].http://encyclopedia.thefreedictionary.com/Casebook+method, accessed at 7th May, 2013.

[13].http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Case+Method, accessed at 2nd May, 2013.

[14] Ở một số các trường Đại học ở Úc và Hoa Kỳ, chức danh người đứng đầu trường ĐH không gọi là hiệu trưởng (Principal hoặc Rector) mà là Chủ tịch (president).

[15].http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Case+Method, accessed at 2nd May, 2013.

[16] Maggie Breslin and Richard Buchanan, On the Case Study Method of Research and Teaching in Design, Massachusetts Institute of Technology, volume 24, Number 1, 2008, p 36.

[17] http://en.wikipedia.org/wiki/Casebook_method, accessed at 1 August, 2011.

[18].http://www.hartpub.co.uk/BookDetails.aspx?ISBN=9781841137506.

[19].http://www.casebooks.eu/conflictOfLaws/background/.

[20].http://encyclopedia.thefreedictionary.com/Casebook+method, accessed at 7th May, 2013.

[21].See.http://en.wikipedia.org/wiki/Casebook_method.

[22].See.http://en.wikipedia.org/wiki/Casebook_method.

[23] Xem Mathew Bodie, ghi chú số 6, trang 13.

[24].http://en.wikipedia.org/wiki/Restatements_of_the_Law.

[25] Đơn cử như casebook của Michael Pryles, Jeff Waincymer and Martin Davies, International Trade Law: Commentary and Materials (1995) và casebook của Martin Dixon & Robert McCorquodale, Cases and Materials on International Law (1995) có phần trình bày lý thuyết hoặc nguồn luật. Trong khi đó casebook của Rudolf B. Schlesinger, Comparative Law: Cases-Text-Materiials (1959) lại không có nguồn này.

[26] Xem casebook của Randy E. Barnett và Austin B. Fletcher, Contracts: Cases and Doctrine (1995).

[27] Ví dụ như casebook: Michael Pryles, Jeff Waincymer and Martin Davies, International Trade Law: Commentary and Materials (1995) và casebook: Rudolf B. Schlesinger, Comparative Law: Cases-Text-Materiials (1959) có phần câu hỏi, trong khi đó casebook của Martin Dixon & Robert McCorquodale, Cases and Materials on International Law (1995) thì không có phần này.

[28] ICJ Rep 1994 112.

[29] Maggie Breslin and Richard Buchanan, On the Case Study Method of Research and Teaching in Design, Massachusetts Institute of Technology, volume 24, Number 1, 2008, p 36.

[30] Maggie Breslin and Richard Buchanan, On the Case Study Method of Research and Teaching in Design, Massachusetts Institute of Technology, volume 24, Number 1, 2008, p 36.

[31].http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Case+Method, accessed at 2nd May, 2013.

Tác giả: Đỗ Thị Mai Hạnh* – Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05/2013 (78)/2013 – 2013, Trang 75-80

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Giảng dạy học phần Luật Môi trường bằng phương pháp tình huống đáp ứng chuẩn đầu ra, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế
Giảng dạy học phần Luật Môi trường bằng phương pháp tình huống đáp ứng chuẩn đầu ra, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại và một số kiến nghị
Thực trạng pháp luật lao động về giải quyết vấn đề nhân sự khi mua bán, sáp nhập Ngân hàng thương mại và một số kiến nghị
Bảo đảm tính thống nhất giữa bộ luật lao động với pháp luật thanh tra và chuẩn mực quốc tế về thanh tra lao động
Bảo đảm tính thống nhất giữa Bộ luật Lao động với pháp luật thanh tra và chuẩn mực quốc tế về thanh tra lao động
Kỷ luật lao động theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và một số kiến nghị
Kỷ luật lao động theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và một số kiến nghị
Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động - Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam
Thỏa thuận không cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động – Kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Chuyên mục: Học luật Từ khóa: Phương pháp giảng dạy/ Phương pháp học tập/ Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam/ Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05/2013

Previous Post: « Bình luận bản án: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người khác gây ra
Next Post: Một số vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng