Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng phân tích về trường hợp “Đương nhiên xóa án tích” và “Xóa án tích theo quyết định của Tòa án”. Tuy nhiên, ngoài hai trường hợp trên, trong một số trường hợp thì việc xóa án tích được giải quyết theo trình tự, thủ tục đặc biệt. Vậy Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt này là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu! Let’s go!
Xem thêm bài viết về “Án tích“, “Xóa án tích”
- Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của án tích? – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Quy định về “Đương nhiên xóa án tích” trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
1. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là gì?
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là xóa án tích do Tòa án quyết định nhưng ở thời điểm sớm hơn khi thỏa mãn các điều kiện luật định. Đây có thể coi là trường hợp xóa án tích bổ sung với những điều kiện đặc biệt cho 02 trường hợp đương nhiên xóa án tích (tại Điều 70 BLHS năm 2015) và xóa án tích theo quyết định của Tòa án (tại Điều 71 BLHS năm 2015).
Quy định này có thể áp dụng với tất cả các trường hợp thuộc phạm vi áp dụng của Điều 70 và Điều 71 BLHS. Điều luật sử dụng cụm từ “thì Tòa án quyết định việc có án tích” thay cho cụm từ “…thì có thể được Tòa án xóa án tích” được quy định tại Điều 66 BLHS năm 1999.
Quy định này nhằm khuyến khích người bị kết án tích cực tự rèn luyện, thể hiện quyết tâm trở lại với cuộc sống lương thiện để sớm được coi là người chưa bị kết án.
Xem thêm: Thủ tục xoá án tích theo quyết định của Tòa án
2. Điều kiện để được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Theo quy định của Điều 72 BLHS năm 2015: “Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này” thì người bị kết án được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt khi đáp ứng các điều kiện sau:
2.1. Có biểu hiện rõ rệt và đã lập công
Người bị kết án phải có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công.
Biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công được hiểu là những thay đổi theo hướng tích cực thể hiện thông qua việc hòa nhập cộng đồng, học tập, lao động sản xuất. Quá trình hòa nhập cộng đồng, người bị kết án chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận thành tích.
Về điều kiện này, theo hướng dẫn điểm a mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQHĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn một số quy định tại phần chung của BLHS năm 1999, thì:
- “Có những tiến bộ rõ rệt” là sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đã hoà nhập vào cộng đồng, tham gia làm ăn lương thiện, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…
- “Đã lập công” là có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận).
2.2. Được cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị về việc xóa án tích
Ngoài việc có biểu hiện rõ rệt và đã lập công, người bị kết án phải được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú có đề nghị về việc xóa án tích trong thời hạn sớm hơn cho người bị kết án.
2.3. Đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 BLHS 2015
Điều này thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự, những yêu cầu, căn cứ rõ ràng để đánh giá sự tiến bộ của người bị kết án cũng như trách nhiệm của Tòa án trong việc xóa án tích, bảo đảm lợi ích chính đáng của người bị kết án. Đây là điều kiện về thời điểm được xem xét xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, theo đó người bị kết án phải bảo đảm ít nhất một phần ba thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 70 (thời hạn người bị kết án không được phạm tội mới làm căn cứ đương nhiên xóa án tích) và tại khoản 2 Điều 71 (thời hạn người bị kết án không được phạm tội mới làm căn cứ xóa án tích theo quyết định của Tòa án).
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xoá án tích trong trường hợp đặc biệt tương tự thẩm quyền, thủ tục xoá án tích theo quyết định của Tòa án./.
Xem thêm bài viết về “Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)”
- Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Bàn về các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Dự thảo Bộ luật Hình sự 2015 (Xử lý chuyển hướng) – TS. Phan Anh Tuấn
- Một số vấn đề pháp lý về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trần Ngọc Lan Trang & ThS. Nguyễn Phương Thảo
- Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người – ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
Trả lời