• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Vật chứng là gì? Vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự

Vật chứng là gì? Vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự

24/12/2019 17/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Vật chứng là gì?
    • 1.1. Khái niệm vật chứng
    • 1.2. Vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự
  • 2. Các dạng của vật chứng
    • 2.1. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội
    • 2.2. Vật chứng là vật mang vết
    • 2.3. Vật chứng là đối tượng của tội phạm
    • 2.4. Vật chứng có giá trị chứng minh
  • 3. Nguyên tắc thu thập vật chứng
    • 3.1. Vật chứng phải được thu giữ kịp thời
    • 3.2. Vật chứng phải được thu thập đầy đủ
    • 3.3. Biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng
  • 4. Nguyên tắc bảo quản vật chứng
  • 5. Các quy định về Niêm phong vật chứng
    • 5.1. Thời hạn niêm phong
    • 5.2. Niêm phong vật chứng là kim khí quý, đá quý, đồ cổ
    • 5.3. Bảo quản chứng cứ sau liêm phong
    • 5.4. Trách nhiệm bảo quản vật chứng:
  • 6. Các quy định về Xử lý vật chứng
    • 6.1. Thẩm quyền xử lý vật chứng
    • 6.2. Phương pháp xử lý vật chứng

Trong các loại nguồn chứng cứ thì vật chứng có vai trò đặc biệt. Sự kiện thực tế khách quan và nguồn phản ánh cùng tồn tại ở vật chứng. Vậy, vật chứng là gì và đóng vai trò như thế nào trong điều tra hình sự

Vật chứng là gì? Vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự

Xem thêm bài viết về: Vai trò, Vật chứng, Điều tra, Tố tụng hình sự,

  • Các thuộc tính của chứng cứ trong khoa học hình sự
  • Một số điểm mới về chứng cứ trong BLTTHS năm 2015
  • Đánh giá chứng cứ trường hợp các kết luận giám định khác nhau
  • Nguồn chứng cứ trong pháp luật hình sự là gì?
  • Phân loại chứng cứ và ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

1. Vật chứng là gì?

1.1. Khái niệm vật chứng

Theo Điều 89 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
  • Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản trong phần khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
  • Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
  • Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam
  • Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
  • Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
  • Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước
  • Đánh giá lại vai trò của Luật Dân sự
  • Vai trò của nhà nước đối với các đảng phái chính trị
  • Vai trò của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội khác

Vật chứng là những vật (Đồ vật, con vật, thực vật, các chất rắn, lỏng,..) mà dựa vào đó có thể xác định các sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Những vật này mang những thông tin phản ánh về vụ án hình sự dưới dạng dấu vết vật chất.

1.2. Vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự

Trong các loại nguồn chứng cứ thì vật chứng có vai trò đặc biệt. Sự kiện thực tế khách quan và nguồn phản ánh cùng tồn tại ở vật chứng. Đây là điểm khác biệt của vật chứng với các loại nguồn chứng cứ khác. Vật chứng tồn tại dưới dạng vật chất cho nên tiến hành thu giữ kịp thời, đầy đủ, bảo quản tốt thì những thông tin do vật chứng xác định sẽ đảm bảo khách quan. Nếu để vật chứng mất mát, hư hỏng thì không thể thay thế bằng vật khác được. Thông thường, vật chứng xác định chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh rất cao, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng.

2. Các dạng của vật chứng

Vật chứng thể hiện ở những dạng sau đây:

2.1. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội

Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội như dao, kiếm, giáo, mác, súng, đạn, mìn, gậy, chó, hổ, cá sấu… hoặc là những phương tiện giao thông, thông tin được sử dụng vào việc phạm tội như xe máy, bộ đàm… những bất động sản dùng vào việc phạm tội như ngôi nhà, phòng trọ (trong các vụ án tổ chức đánh bạc, chứa mại dâm…).

2.2. Vật chứng là vật mang vết

Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm như cánh tủ mang dấu vân tay của người cậy phá, quần áo dính máu trong vụ án giết người…

2.3. Vật chứng là đối tượng của tội phạm

Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm như tài sản của Nhà nước, cá nhân… (kể cả tiền là đối tượng của tội phạm).

2.4. Vật chứng có giá trị chứng minh

Vật chứng còn là những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ: Các vật được mua bằng tiền do phạm tội mà có hoặc phát hiện thấy vật đã để lại dấu vết ở hiện trường (như tại hiện trường thu được sợi vải và khi khám xét phát hiện chiếc áo đã để lại dấu vết ở hiện trường; tại hiện trường thu thập dấu vết dép và khi khám xét thu đôi dép của người phạm tội là vật để lại dấu vết dép ở hiện trường…).

3. Nguyên tắc thu thập vật chứng

Để đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ, vật chứng cần phải được thu giữ kịp thời, khách quan và đầy đủ.

3.1. Vật chứng phải được thu giữ kịp thời

Vật chứng tồn tại dưới dạng vật chất nên phải thu giữ kịp thời vì nó dễ bị mất mát, tiêu hủy, đánh tráo… Vật chứng thường được thu giữ trong các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, quần chúng phát hiện đem nộp cho Cơ quan điều tra.

3.2. Vật chứng phải được thu thập đầy đủ

Vật chứng phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án hình sự. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án hình sự thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.

3.3. Biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng

Biên bản phải mô tả đúng thực trạng của vật chứng: Tên vật, đặc điểm, màu sắc, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng (trong trường hợp chưa rõ thì cần phải niêm phong ngay)… Đối với vật chứng là tài sản (kể cả giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản) cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản về tên, mác, mã số, ký hiệu, số lượng, trọng lượng, chất lượng, màu sắc, hình dáng vào biên bản thu giữ, tạm giữ và đưa vào hồ sơ vụ án.

Nếu vật chứng do công dân mang đến nộp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản thu giữ và lấy lời khai của người đã nộp. Cần làm rõ việc họ phát hiện được ở đâu, vào thời gian nào, có ai biết nữa, có thể bị đổi tráo, biến dạng gì không…

4. Nguyên tắc bảo quản vật chứng

Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng, không được đưa vật chứng ra sử dụng ngoài mục đích giải quyết vụ án hình sự.

Vật chứng được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án, thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơ vụ án rồi chuyển vật chứng cho cơ quan có trách nhiệm bảo quản vật chứng tại kho vật chứng. Vật chứng bảo quản trong kho phải được sắp xếp gọn gàng, phải có thẻ kho ghi rõ tên của chủ sở hữu tài sản, tên của vụ án và khi xuất nhập vật chứng phải có lệnh của người có thẩm quyền.

Khi vật chứng được giao tạm thời cho cơ quan khác quản lý thì phải lập biên bản giao nhận theo đúng quy định và đưa vào hồ sơ vụ án (biên bản phải làm thành nhiều bản, có chữ ký của các bên).

Việc bảo quản phải tuân theo những quy định của pháp luật. Vật chứng phải được để ở nơi có phương tiện bảo quản chắc chắn, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại vật chứng.

5. Các quy định về Niêm phong vật chứng

Theo Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

5.1. Thời hạn niêm phong

– Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

5.2. Niêm phong vật chứng là kim khí quý, đá quý, đồ cổ

Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 90; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;

5.3. Bảo quản chứng cứ sau liêm phong

Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tố chức nơi có vật chứng bảo quản;

Đối với vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;

Đối với vật chứng đưa về Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

5.4. Trách nhiệm bảo quản vật chứng:

Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xừ lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

6. Các quy định về Xử lý vật chứng

6.1. Thẩm quyền xử lý vật chứng

Thẩm quyền xử lý vật chứng được quy định như sau:

Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định.

Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì việc xử lý vật chứng do Viện kiểm sát quyết định.

Nếu vụ án bị đình chỉ trong thời gian chuẩn bị xét xử thì việc xử lý vật chứng do Chánh án Tòa án quyết định.

Nếu vụ án được đưa ra để xét xử tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử quyết định xử lý vật chứng.

6.2. Phương pháp xử lý vật chứng

Phương pháp xử lý vật chứng được quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy;

Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước;

Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 106 có quyền:

Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nếu có thắc mắc về bài viết, hãy để lại bình luận để cùng iluatsu.com thảo luận, giải đáp nhé!

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Bản chất và vai trò của Nghị viện
Bản chất và vai trò của Nghị viện
Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước
Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước
Vai trò của Tòa án nhân dân đối với xã hội
Vai trò của Tòa án nhân dân đối với xã hội
Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam
Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự Từ khóa: Điều tra/ Vai trò/ Vật chứng

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Nguồn chứng cứ trong Tố tụng hình sự
Next Post: 103 Câu nhận định đúng sai môn Luật thuế »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng