Mục lục
Tội phá rối an ninh: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tác giả: Lê Thị Sơn
Tội phá rối an ninh là một trong các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó:
1. Tội phá rối an ninh là gì?
Tội phá rối an ninh được quy định là trường hợp “… nhiều người (có hành vi) phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức (nhằm chống chính quyền nhân dân)”.
Xem thêm bài viết “Các yếu tố cấu thành tội phạm”
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội chống phá cơ sở giam giữ: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt – GS.TS. Lê Thị Sơn
2. Dấu hiệu cấu thành tội Phá rối an ninh
Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 118. Tội phá rối an ninh |
---|
"1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. |
2.1. Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh là hành vi của đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lý đầu tiên thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người.
Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:
– Hành vi chống người thi hành công vụ: Đây là hành vi cản trở bằng các thủ đoạn khác nhau để người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe dọa, cản đường v.v..
– Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: Đây là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở CƠ quan, tổ chức v.v..
– Hành vi phá rối an ninh khác: Đây là các hành vi có tính – chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi công cộng hoặc cản trở giao thông v…v..
Các hành vi được quy định trên khác với hành vi thuộc tội bạo loạn ở dấu hiệu không sử dụng vũ khí và không dùng bạo lực có tổ chức.
2.2. Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phá rối an ninh với các tội có các dấu hiệu khác tương tự như tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS).
Xem thêm bài viết liên quan:
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115);
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116);
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (Điều 117);
- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119);
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120);
3. Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được quy định cho người tổ chức, người xúi giục (kích động, lôi kéo, tụ tập người khác…).
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho các người đồng phạm khác.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội./.
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời