• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

27/04/2021 27/04/2021 TS. Lê Lan Chi Leave a Comment

Mục lục

  • Tóm tắt:
  • 1. Đặt vấn đề
  • 2. Toà án trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm và vai trò của Toà án đối với việc bảo đảm quyền con người
  • 3. Một số vấn đề về vai trò bảo đảm quyền con người của Toà án đặt ra khi thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
  • Tài liệu tham khảo

Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Tác giả: Lê Lan Chi

Tóm tắt:

Với chức năng thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác nhau, theo các mô hình tố tụng hình sự khác nhau, vai trò bảo đảm quyền con người của toà án cũng có thể rất khác nhau. Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm, thiết chế Toà án cũng mang cách tiếp cận đặc trưng của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm đối với vấn đề quyền con người. Bối cảnh pháp quyền và nhân quyền ngày càng được đề cao ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thách thức, những đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận về vai trò này của toà án trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Xem thêm bài viết về “Tòa án”

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay
  • Kiểm soát văn bản pháp luật một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ, bảo đảm quyền con người
  • Vai trò của Tòa án quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người
  • Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
  • Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 nhằm bảo đảm quyền con người trong hoạt động của Tòa án nhân dân
  • Sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
  • Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở và vấn đề bảo đảm quyền con người
  • Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người
  • Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong tố tụng hình sự
  • Bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người theo mô hình bảo hiến phi tập trung – Nghiên cứu trường hợp Hoa Kỳ
  • Trách nhiệm giải trình của Tòa án – Một số khía cạnh lí luận, pháp lí – GS.TS. Phạm Hồng Thái
  • Minh bạch và đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án ở Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
  • Việc sử dụng quyết định của Tòa án trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại Cộng hòa Pháp – GS. Pierre Macqueron
  • Kinh nghiệm về sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong đào tạo nghề luật – PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng
  • Sử dụng bản án của Tòa án trong giảng dạy thảo luận – PGS.TS. Đỗ Văn Đại

1. Đặt vấn đề

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự giao thoa giữa các hệ thống pháp luật ngày càng tăng thì những khác biệt về tố tụng hình sự (TTHS) – về quy trình giải quyết vụ án hình sự giữa các quốc gia ngày càng giảm thiểu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sẽ định hình một “thế giới phẳng” về tư pháp hình sự, một xu thế thống nhất về TTHS giữa các quốc gia. TTHS của mỗi quốc gia chịu tác động rất lớn từ triết lý về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa quyền lực Nhà nước và quyền tự do cá nhân, chịu tác động của các yếu tố chính trị, yếu tố lịch sử – truyền thống, yếu tố văn hóa – xã hội… Những tương đồng và khác biệt của pháp luật TTHS và thực tiễn TTHS do sự tác động của các yếu tố này được giới nghiên cứu tư pháp hình sự khái quát, phân loại trên cơ sở nhiều lý thuyết khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết có tính phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay của Herbert L. Packer1 – lý thuyết được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về bảo đảm quyền con người trong TTHS, theo đó TTHS được phân loại thành hai mô hình tố tụng tiêu biểu: mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm (crime – control model) và mô hình tố tụng công bằng (due – process model). Mỗi mô hình tố tụng theo cách phân loại của Herbert L. Packer trước hết thể hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống tư pháp hình sự đối với việc bảo đảm quyền con người số đông (cộng đồng) và con người cá nhân (người bị tình nghi/bị buộc tội), qua đó cũng thể hiện nguyên lý tổ chức, vận hành các chức năng, các giai đoạn của tố tụng TTHS trong quá trình chứng minh để xác định sự thật và bảo vệ công lý [1].

Trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm hay mô hình tố tụng công bằng, dù chức năng xét xử không thay đổi nhưng vị trí, tính độc lập của Tòa án, vai trò của Toà án đối với việc bảo vệ quyền con người lại có sự khác biệt nhất định. Về cơ bản TTHS Việt Nam thuộc mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm, TTHS Việt Nam thể hiện đầy đủ các đặc điểm của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm và Toà án trong TTHS Việt Nam cũng thể hiện vai trò bảo đảm quyền con người theo cách riêng của mô hình này với cả những ưu điểm và nhược điểm tương ứng.

Xem thêm bài viết về “Tố tụng kiểm soát tội phạm“, “Tố tụng thẩm vấn”

2. Toà án trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm và vai trò của Toà án đối với việc bảo đảm quyền con người

Mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm – đúng như tên gọi của nó – nhấn mạnh mục tiêu kiểm soát tội phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, ở đâu có tội phạm thì ở đó tội phạm phải bị phát hiện, xử lý. Kiểm soát, trấn áp tội phạm là sứ mệnh, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của toàn bộ hệ thống tư pháp hình sự [2]. Vì vậy, mô hình tố tụng này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải “… phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”2. Các đặc điểm của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm trong sự khác biệt với mô hình tố tụng công bằng và sự tác động tới vị trí của Tòa án, vai trò của Tòa án đối với vấn đề bảo vệ quyền con người có thể được nhìn nhận từ các phương diện sau đây:

– Mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm quan niệm bảo vệ quyền con người (số đông) là mục tiêu tối thượng của TTHS, hệ thống TPHS phải bảo đảm an toàn xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, hạn chế tối đa sự xâm hại của tội phạm tới an ninh và quyền tự do cá nhân của mọi người dân trong xã hội. Để thực hiện những mục tiêu trên, trong mô hình tố tụng này, pháp luật TTHS có thiên hướng “ưu ái” hơn, tạo sự chủ động nhiều hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, giảm thiểu các rào cản về thủ tục cho tiến trình phát hiện, điều tra, truy tố và kết tội người phạm tội. Tòa án được “thụ hưởng” nhiều quy định thuận lợi cho việc tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ví dụ, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu điều tra bổ sung, có quyền hoãn phiên toà (khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa, khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác, khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điều 280, Điều 297 Bộ luật TTHS năm 2015). Có thể hiểu đây là những biện pháp bảo đảm “an toàn” cho Tòa án và các bản án của Toà án và cao hơn cả là bảo đảm chất lượng cho quyết định được trông đợi nhất của toàn bộ tiến trình tố tụng. Tuy nhiên, ở một lăng kính khác, có thể thấy Toà án với chức năng xét xử đang thực hiện một phần chức năng buộc tội hay Toà án/chức năng xét xử đang có sự gần gũi và tương hỗ với Viện kiểm sát/chức năng buộc tội. Trong các chức năng của TTHS, chức năng buộc tội được chú trọng hơn chức năng gỡ tội, và do vậy, chức năng gỡ tội cũng như quyền và các bảo đảm quyền cho người bị buộc tội khó có được vị trí và sự quan tâm thoả đáng.

Với mô hình tố tụng công bằng, “chức năng quan trọng nhất của tư pháp hình sự là đem lại một quá trình tố tụng công bằng, thoả đáng” [3] cho các chủ thể TTHS, nhất là phải công bằng, thoả đáng cho bên yếu thế trong tranh chấp hình sự, đó là bên bị buộc tội trong quá trình chống lại sự buộc tội của Nhà nước (khác với cách tiếp cận của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm coi người bị buộc tội là đối tượng truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, về lý thuyết, các quyền cơ bản của công dân phải được bảo đảm. Chẳng hạn, theo Hiến pháp Hoa Kỳ, đó là các quyền chống lại việc khám xét và thu giữ bất hợp lý (Tu chính án số 4), quyền không phải buộc tội chính mình, quyền có người bào chữa do chính mình lựa chọn, quyền được bào chữa miễn phí nếu không đủ khả năng tài chính; quyền không bị kết tội nhiều hơn một lần về cùng một tội quyền không bị kết tội nhiều hơn một lần về cùng một tội, quyền được xét xử một cách vô tư, nhanh chóng, không bị trì hoãn vô căn cứ (Tu chính án số 5, 6), quyền được bảo lãnh ở mức phí bảo lãnh hợp lý (Tu chính án số 8)… Toà án với vai trò phán xét tính hợp pháp, tính có căn cứ của hoạt động thu thập chứng cứ, của các biện pháp cưỡng chế, có nhiệm vụ bảo đảm một quy trình tố tụng trong đó công dân thực hiện được các quyền dân sự cơ bản nêu trên một cách thực chất. Các chứng cứ buộc tội trong mô hình tố tụng công bằng phải đặc biệt thoả mãn yêu cầu về tính hợp pháp (không được sử dụng các biện pháp bất hợp pháp, xâm phạm quyền con người để thu thập), vượt qua được những nghi ngờ có cơ sở (beyond reasonable doubt). Nếu không vượt qua được, chứng cứ buộc tội sẽ không được chấp nhận, tiến trình buộc tội sẽ thất bại và bên buộc tội phải nhận thua tại phiên toà với việc Toà án ra phán quyết bị cáo vô tội vì không đủ chứng cứ buộc tội, hoặc nhận “thua” sớm hơn, “đẹp” hơn trước phiên toà qua thủ tục “thương lượng nhận tội” (plea – bargaining) hoặc quyết định không truy tố theo thẩm quyền “toàn quyền quyết định việc truy tố” (discretion). Trong khi đó, các chứng cứ buộc tội trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm cũng phải bảo đảm được tính hợp pháp, nhưng nếu chưa đảm bảo tính hợp pháp, chưa đủ để buộc tội thì bên buộc tội vẫn “được” Toà án tạo các cơ hội để “khắc phục”, để bổ sung. Nói một cách cực đoan [4], người bị buộc tội được suy đoán là có tội nên chỉ cần gia hạn điều tra, bổ sung thêm là sẽ có thể có đủ các chứng cứ buộc tội để khẳng định là có tội. Còn ở mô hình tố tụng công bằng, người bị buộc tội được suy đoán là vô tội nên chỉ cần loại trừ một số chứng cứ buộc tội là đủ để khẳng định bị cáo không phạm tội do không đủ chứng cứ buộc tội.

– Về nguyên lý, khả năng vi phạm quyền con người của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm là cao hơn so với mô hình tố tụng công bằng. Mô hình tố tụng công bằng cho rằng quyền con người quan trọng tới mức mọi biện pháp cưỡng chế tố tụng từ phía các cơ quan nhà nước phải được hạn chế tối đa để giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào các quyền tự do, dân chủ của công dân – những nội dung cơ bản của quyền con người, nhấn mạnh tính hợp pháp trong các hoạt động tố tụng, hạn chế mức độ can thiệp của chính quyền vào cuộc sống bình thường của công dân. Đối với Tòa án, cơ quan này tham gia vào quá trình tố tụng từ rất sớm với việc ban hành các lệnh, trát áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người bị tình nghi. Và do vậy, đã có sự xem xét công khai, đã có các phán quyết tư pháp trên cơ sở tranh tụng đối với các chứng cứ để xác định sự cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế có khả năng xâm phạm quyền con người. Thẩm quyền tư pháp xuất hiện rất sớm trong tiến trình tố tụng ngay sau khi người bị tình nghi bị bắt giữ (Appearance Upon an Arrest) và những phiên làm việc đầu tiên của toà án ngay sau khi kết thúc điều tra sơ bộ (Preliminary Hearing). Trong khi đó, mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm cho rằng quyền con người (số đông) quan trọng tới mức phải dành mọi biện pháp tố tụng để hạn chế tội phạm, quyền lực của cơ quan cảnh sát nên được mở rộng để thuận lợi cho việc điều tra, bắt người, khám xét thu giữ và buộc tội, giản thiểu các rào cản pháp lý cho cơ quan cảnh sát. Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố trước khi xét xử kéo dài và thậm chí có thời hạn lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn xét xử trong tổng thời hạn tố tụng (ví dụ, theo các quy định về thời hạn của từng giai đoạn tố tụng trong BLTTHS năm 2015, tổng thời hạn khởi tố, điều tra, truy tố tối đa với tội đặc biệt nghiêm trọng là 7 tháng, với tội ít nghiêm trọng là 3 tháng 10 ngày, không tính các trường hợp gia hạn, trả hồ sơ…) do vậy, sự can thiệp của Toà án để bảo đảm quyền con người vào quãng thời gian rất dài và rất có khả năng xâm phạm quyền con người trước giai đoạn xét xử là không đặt ra.

– Mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm mà hình thức tố tụng (phương thức xác định sự thật) tương ứng là tố tụng thẩm vấn nhấn mạnh vai trò của giai đoạn điều tra trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đặc điểm này khác với mô hình tố tụng công bằng với hình thức tố tụng tương ứng là tố tụng tranh tụng chú trọng vào giai đoạn xét xử. Giai đoạn xét xử của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm là một trong các khâu và là khâu cuối cùng của tiến trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm giải trình tư pháp được nương tựa vào hồ sơ vụ án và kết quả điều tra. Tại không ít quốc gia, quyền con người không được bảo đảm hiệu quả khi Tòa án với hoạt động xét xử chỉ là “bản án hóa” kết luận điều tra của quá trình điều tra được thực hiện khép kín, một chiều trước đó. Sự phân chia giai đoạn tố tụng, chức năng tố tụng, chủ thể tiến hành tố tụng phần nào mang tính chất tương đối. Trong hình thức tố tụng tranh tụng theo mô hình tố tụng công bằng, xét xử thực sự là trung tâm, thậm chí TTHS còn được quan niệm chỉ bao gồm giai đoạn xét xử, các giai đoạn trước đó bị gọi chung là giai đoạn “tiền tố tụng”. Tòa án được độc lập để trung lập, để đứng giữa trong “trận đấu” giữa hai bên đối tụng là buộc tội và gỡ tội, “trận đấu” này tạo nên diện mạo chính của TTHS. Phương thức xác định sự thật qua tranh tụng và không bị bó buộc vào hồ sơ là một phương thức tố tụng mở, phiên tòa diễn ra và kết thúc với nhiều kịch bản, Tòa án có trách nhiệm ra phán quyết phù hợp và trách nhiệm giải trình phán quyết tư pháp của mình. Tại phiên tòa tranh tụng, sự vận động của chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội có thể coi như sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập để tìm tới sự thống nhất chung là sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền được suy đoán vô tội cho bị cáo.

Xem thêm bài viết về “Quyền con người“

  • Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trần Thu Hạnh
  • Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự – TS. Trần Thị Thu Hiền
  • Kiểm soát văn bản pháp luật một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ, bảo đảm quyền con người – GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế & TS. Lê Thị Phương Nga
  • Chế định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện 2019 – TS. Lê Tùng Sơn
  • Tổng quan về quyền con người trong pháp luật lao động – TS. Đào Mộng Điệp

3. Một số vấn đề về vai trò bảo đảm quyền con người của Toà án đặt ra khi thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm thường gắn với hình thức tố tụng thẩm vấn, hiện diện tại các quốc gia đề cao vai trò của Nhà nước, quyền lực của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội, sự phân quyền hành pháp và tư pháp không rõ ràng cũng như nhánh hành pháp có xu hướng được coi trọng hơn nhánh tư pháp.

Trong những năm gần đây, tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam được đẩy mạnh với nhiều thay đổi mang tính tích cực. Toà án được khẳng định “cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102 Hiến pháp năm 2013). Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của toà án cũng đang theo định hướng cải cách để Tòa án thực sự có vị trí trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm. Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Toà án cũng được quy định với cách tiếp cận mới (gắn với nhiệm vụ bảo vệ công lý và đặt lên trước nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước). Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 quy định Toà án có “nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Xu thế mở rộng tranh tụng tiếp tục được đẩy mạnh với việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên toà hình sự được đổi tên thành thủ tục tranh tụng tại phiên toà. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy các ưu điểm của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm, để Toà án có vai trò thực chất hơn trong việc bảo đảm quyền con người trong thể chế chính trị – tư pháp hiện nay, các chế định và thực tiễn pháp lý quan trọng sau cần được xem xét trong mối liên hệ với nhau để đưa ra các giải pháp theo lộ trình và giải pháp thích hợp:

Thứ nhất, tranh tụng và tính thực chất của hoạt động tranh tụng: không hề đơn giản trong việc thiết lập cơ chế tranh tụng trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi có tranh tụng thực chất thì vai trò của Toà án cũng mới trở nên thực chất bởi cần có một trọng tài thực sự để xác định bên đối tụng nào là kẻ thắng, người thua. Hiện nay, Tòa án vẫn chưa thể hoàn toàn độc lập với các cơ quan khác trong hệ thống hình sự để đưa ra phán quyết với tư cách trọng tài. Không có sự phân định rạch ròi giữa ba chức năng tố tụng khi các cơ quan tiến hành tố tụng của Nhà nước cùng thực hiện tương đối “trọn gói” các chức năng của tố tụng. Chức năng bào chữa của TTHS chưa tương xứng với chức năng buộc tội và chức năng xét xử. Những tồn tại trên là trở ngại đáng kể để hiện thực hoá nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

Toà án được cải cách tư pháp xác định là có vị trí trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm. Tuy nhiên, vị trí trung tâm của Toà án trong TTHS Việt Nam vẫn là vị trí mang tính đích hướng chứ chưa phải là vị trí thực tế. Bản thân sự độc lập của toà án với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, sự độc lập của những người trực tiếp xét xử như Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, sự độc lập của Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử với Thẩm phán cũng là những vấn đề ít nhiều mang tính hình thức. Thực tế cách đặt vấn đề mang tính phối hợp giữa Toà án với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước khác, cách đặt vấn đề chỉ tiêu thi đua, định mức hoàn thành nhiệm vụ, cách đặt vấn đề Thẩm phán như một công chức hành chính Nhà nước và tư duy nhiệm kỳ… đang xây thêm những rào cản đối với tính độc lập tư pháp và tính thực chất về giá trị của các phán quyết tư pháp dựa trên tranh tụng. Toà án phải có các bảo đảm để thực hiện được thẩm quyền “kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử” như quy định tại khoản 3 Điều 2 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Bởi lẽ “thủ tục pháp lý chặt chẽ luôn luôn được coi là yếu tố cốt lõi của chế độ pháp quyền bởi đó là lá chắn hữu hiệu để bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật” [6].

Thứ hai, giai đoạn điều tra và tính “quyền lực” của giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử còn phụ thuộc nhiều vào kết quả của giai đoạn điều tra. Giai đoạn điều tra với thời hạn dài được tiếp nối sau giai đoạn khởi tố vụ án (cũng đang có xu hướng được kéo dài với sự nhấn mạnh thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của BLTTHS năm 2015 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014), cùng với việc các căn cứ và thời hạn tạm giam được quy định theo hướng đảm bảo thuận lợi cho hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đã góp phần định hình một cục diện tố tụng mà cán cân quyền lực nghiêng về các chủ thể tiến hành tố tụng tiền xét xử. Sự tồn tại khách quan của nguyên lý “án tại hồ sơ” theo thủ tục bút lục và các phán quyết tư pháp chủ yếu dựa trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ trước khi mở phiên tòa là một trong các đặc điểm của hình thức tố tụng thẩm vấn tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

“Hồ sơ vụ án thực sự là những bút lục phản ánh đầy đủ, toàn bộ các thủ tục tố tụng trước phiên toà… Thẩm phán, người đọc hồ sơ trước sẽ biết tương đối cặn kẽ điều gì sẽ diễn ra trong toàn bộ phiên toà” [5]. Mặt khác, tại Việt Nam, tỷ lệ bản án tuyên không phạm tội ở Việt Nam đặc biệt thấp là một thành tựu đặc biệt lớn của hệ thống tư pháp và cần có sự trân trọng đặc biệt, tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tỷ lệ này cũng phản ánh sự đồng thuận cao của Tòa án với sản phẩm điều tra, truy tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và không khó để đặt ra câu hỏi: liệu Tòa án đã thực sự độc lập trong cả vị thế tố tụng lẫn quan điểm tố tụng, tư duy tố tụng khi xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố hay không.

Thứ ba, chế định điều tra bổ sung và sự kéo dài của thời hạn tố tụng cho việc buộc tội: Hiện nay, luật tố tụng hình sự vẫn đang dành cho Viện kiểm sát và Toà án quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoãn phiên toà để thu thập, bổ sung chứng cứ. Về nguyên tắc luật đã dành cho Viện kiểm sát thẩm quyền tiến hành các hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, song hành với Cơ quan điều tra ngay từ ban đầu. Vậy nhưng khi Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố, Viện kiểm sát vẫn còn quyền trả hồ sở để điều tra bổ sung 2 lần chủ yếu để bảo đảm tính có căn cứ của quyết định buộc tội. Khi Viện kiểm sát quyết định việc buộc tội, chuyển hồ sơ sang Toà án, Toà án lại có thể được trả hồ sở để điều tra bổ sung 2 lần chủ yếu để bảo đảm tính có căn cứ của quyết định kết tội. Trong khi đó, đáng lẽ việc đặt ra thời hạn tố tụng là để yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải cung cấp một sản phẩm tố tụng trong thời hạn đã ấn định, qua đó đánh giá hiệu quả làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng hữu quan, nếu sản phẩm tố tụng đó bị lỗi thì cũng đồng nghĩa cơ quan tiến hành tố tụng không hoàn thành nhiệm vụ tố tụng và đồng nghĩa với việc phải chấp nhận phán quyết của toà án tuyên bị cáo không phạm tội cho sản phẩm buộc tội thiếu chứng cứ hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng/không đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ buộc tội. Thứ tư, kiểm sát xét xử và mối quan hệ phức hợp giữa Viện kiểm sát với Toà án: Viện kiểm sát được trao thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án (Điều 42 BLTTHS năm 2015, Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) xuất phát từ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát mà hoạt động xét xử là hoạt động tư pháp trọng tâm. Tuy nhiên, điều này không thật sự phù hợp với tính chất của hoạt động xét xử (diễn ra công khai, với sự hiện diện đầy đủ của các đại diện cho các chức năng tố tụng, với các cơ chế kháng cáo, kháng nghị để đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp của hoạt động xét xử), với chủ thể của hoạt động kiểm sát (Viện kiểm sát là chủ thể của hoạt động kiểm sát xét xử nhưng cũng chỉ là một bên – bên buộc tội và Toà án phải khách quan cả bên buộc tội và bên gỡ tội trong khi bên buộc tội đang có thẩm quyền kiểm sát mình. Ngoài thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử của toà án, Viện kiểm sát còn có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng, bao gồm cả hoạt động của người bị buộc tội và người bào chữa, dường như chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát hoạt động tư pháp đã được mở rộng với nhận thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng cũng nằm trong phạm vi kiểm sát hoạt động tư pháp. Thứ năm, cảm nhận xã hội về toà án và hệ thống tư pháp hình sự: tâm lý “vô phúc đáo tụng đình” vẫn in sâu trong ý thức người dân một phần do cách nhìn nhận về tính quyền uy, trấn áp của pháp đình hơn là cách nhìn nhận pháp đình là thiết chế tài phán để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích của người dân. Nhiều định kiến còn đến từ cả hai phía, phía Tòa án – Tòa án coi trọng giá trị lời nhận tội của bị can, bị cáo, coi trọng chứng cứ do người tiến hành tố tụng điều tra thu thập. Về phía người bị buộc tội, đó là định kiến “miệng nhà quan có gang có thép” hay “hình không đến bậc trượng phu, lễ không đến thứ dân”. Do đó, tâm lý phủ nhận vai trò của Tòa án bằng cách “tự xử”: tự hòa giải với nhau, tự xử bằng cơ chế hương ước, lệ làng, tự xử bằng giang hồ, côn đồ, đầu gấu, tự xử bằng “chạy án” trước khi xét xử… không những là nguyên nhân của tình trạng tội phạm ẩn mà còn là nguyên nhân dẫn tới việc quyền con người không được bảo đảm bằng thiết chế Tòa án và hoạt động xét xử.

Việc tháo các nút thắt trên là cần thiết và buộc phải thực hiện trong lộ trình cải cách tư pháp ở Việt Nam để đưa Toà án đến vị thế cần có để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân như các nhiệm vụ của Toà án mà Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 đặt ra./.

Xem thêm bài viết về “Bộ luật Tố tụng hình sự 2015”

  • Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trần Thu Hạnh
  • Nghiên cứu một số quy định đặc thù về thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trịnh Quốc Toản
  • Nghiên cứu một số quy định đặc thù về các giai đoạn tố tụng đối với pháp nhân trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và một số kiến nghị – TS. Trịnh Quốc Toản
  • Bàn về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLTTHS 2015 – ThS. Lê Văn Đông
  • Những quy định mới về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện – TS. Trần Thu Hạnh

Tài liệu tham khảo

[1] Herbert L. Packer, Two models of the criminal process, University of Pennsylvania Law Review, 1964, (http://scholarship.law.upenn.edu/penn_law_re view/vol113/iss1/1)

[2] Joycelyn M. Pollock, Ethical Dilemmas and Decisions in Criminal Justice, Cengage Learning, Boston, 2015, p.116

[3] https://www.cliffsnotes.com/study guides/criminal-justice/the-criminal-justice system/which-model-crime-control-or-due process

[4] Fairchild, E. and Dammer, H. R., Comparative Criminal Justice System, 2nd ed. Belmont, Wadsworth Thomson Learning, 2001, p. 146

[5] Fairchild, E. and Dammer, H. R., Comparative Criminal Justice System, 2nd ed. Belmont, Wadsworth Thomson Learning, 2001, p. 148

[6] Đào Trí Úc, Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (in trong sách chuyên khảo “Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Nguyễn Hoà Bình (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016, trang 59.

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Một số vấn đề về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 - Một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 – Một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh hành chính chuyên môn trong Tòa án
Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh hành chính chuyên môn trong Tòa án

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự Từ khóa: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015/ Quyền con người/ Tố tụng kiểm soát tội phạm/ Tố tụng thẩm vấn/ Tòa án

Previous Post: « Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Next Post: Hợp tác quốc tế và những vấn đề đặt ra khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng