• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng

28/10/2021 29/10/2021 CTV. Nguyễn Thị Thanh Hân Leave a Comment

Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng

Tác giả: Lại Sơn Tùng [1]

TÓM TẮT

Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp nói chung và của Viện Kiểm sát nhân dân nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, quá trình đấu tranh với tội phạm tham nhũng, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân các cấp vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đây là nội dung cần phải được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân ta, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp đã phối hợp chặt chẽ cùng với Cơ quan điều tra (CQĐT) phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt lớn, với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua. Điển hình như vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Viện Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) (giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm); vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX) và các đơn vị liên quan; vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam; vụ án Nguyễn Bắc Son – Cựu Bộ trưởng truyền thông và thông tin Nhận hối lộ liên quan đến việc Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG)…

Theo báo cáo của VKSND tối cao, trong 3 năm 2017 – 2019, toàn ngành kiểm sát đã thụ lý thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 967 vụ/2.115 bị can phạm tội tham nhũng, trong đó có 83 vụ án/640 bị can thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Bạn chỉ đạo) theo dõi, chỉ đạo; phối hợp với tòa án có thẩm quyền đưa ra xét xử 707 vụ/1.662 bị cáo, trong đó có 50 vụ/438 bị cáo thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với mức án nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ2.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, lãnh đạo VKSND tối cao luôn xác định công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó và xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầm thứ XI đặt ra cho Viện kiểm sát là phải “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, lãnh đạo VKSND tối cao đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, cụ thể như: Ban hành các chỉ thị, quyết định, hướng dẫn nhằm tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm như Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; Chỉ thị số 09/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa; Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 về việc ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 ban hành Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Hướng dẫn số 16/HD-VKSTC ngày 29/01/2019 hướng dẫn công tác quản lý, tổng hợp và xây dựng báo cáo chuyên đề thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế… Bên cạnh đó, lãnh đạo VKSND tối cao luôn chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án tham nhũng; chú trọng xây dựng quy chế phối hợp liên hành trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung, các vụ án tham nhũng nói riêng như xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành số 992/QCPH-BTP- BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 26/3/2018 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong công tác giám định tư pháp (GĐTP) nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến công tác GĐTP trong các vụ án tham nhũng để nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng của VKSND các cấp vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể:

Thứ nhất, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm bởi xuất phát từ đặc điểm đặc trưng của đối tượng phạm tội tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ học vấn, am hiểu về pháp luật. Thực tiễn cho thấy, trước và sau khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng thường có sự chuẩn bị rất chu đáo và luôn tìm mọi cách tiêu hủy tài liệu, chứng cứ nên hành vi phạm tội rất ít khi bộc lộ ra bên ngoài, do đó tội phạm tham này được xếp vào nhóm tội phạm có xu hướng “ẩn” cao3.

Mặt khác, điểm mới về tội phạm tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành đã mở rộng xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư do có sự phân biệt khu vực công và khu vực tư, thậm chí nhiều hành vi tương tự như tham nhũng diễn ra trong khu vực tư thì không thể xử lý được. Những nội dung này dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Viện kiểm sát gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát hiện, định tội danh cũng như xử lý tội phạm.

Thứ hai, chất lượng công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn hạn chế, số vụ án tham nhũng được phát hiện, khởi tố chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang xảy ra, tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; vẫn tồn tại tình trạng tố giác, tin báo quá hạn còn nhiều.

Thứ ba, nhiều vụ án việc điều tra, xử lý kéo dài, trả hồ sơ nhiều lần, nhiều vụ phải đình chỉ điều tra. Thực tiễn tổng kết công tác của VKSND tối cao thời gian qua cho thấy ở nhiều nơi mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Viện kiểm sát chưa tốt. Biểu hiện cụ thể là chất lượng điều tra chưa cao, tiến độ giải quyết án chậm, nhiều vụ án việc điều tra, xử lý kéo dài do thiếu sự phối hợp giữa Điều tra viên (ĐTV) và KSV, thậm chí còn từ nhận thức giữ bí mật điều tra với cả KSV. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến số vụ án phải trả lại điều tra bổ sung còn nhiều.

Thứ tư, chưa thực hiện tốt vai trò chế ước trong hoạt động điều tra, thụ động, không đề ra yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu điều tra không chất lượng. Với các thẩm quyền trong thực hành quyền công tố được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, rõ ràng Viện kiểm sát giữ vai trò khế ước trong hoạt động điều tra. Theo luật định, có thể hiểu Viện kiểm sát là chủ thể chính thực hiện chức năng buộc tội còn CQĐT có trách nhiệm phục vụ cho nhiệm vụ buộc tội của Viện kiểm sát. Để việc buộc tội có căn cứ thì phải thu thập chứng cứ đầy đủ và đúng pháp luật phù hợp với tội danh đã khởi tố. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi KSV phải kịp thời định hướng cho ĐTV bằng việc chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, thường xuyên theo sát hỗ trợ kịp thời hoạt động điều tra, đồng thời điều chỉnh hoạt động điều tra đúng quy định của pháp luật. Vai trò này của Viện kiểm sát qua tổng kết của VKSND tối cao cho thấy nhiều nơi làm chưa tốt. Xuất phát từ việc nhiều KSV có năng lực hạn chế, thụ động, không đề ra yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu điều tra không chất lượng, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, thiếu thận trọng dễ dẫn đến việc phê chuẩn khởi tố, truy tố oan sai.

Những tồn tại hạn chế được nêu ở trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm tham nhũng, chức vụ chưa có những văn bản hướng dẫn thống nhất nên có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến sự không đồng thuận về quan điểm tội danh, quan điểm xử lý làm cho việc xử lý vụ án kéo dài, nhiều trường hợp phải đình chỉ vụ án hoặc bỏ lọt tội phạm. Đơn cử như: Tội tham ô tài sản, việc xác định hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước, trong đó có sự đan xen về sở hữu thì thực tiễn hiện này rất nhiều trường hợp không thể tách biệt giữa tài sản, phần vốn góp của Nhà nước với tài sản, phần vốn góp của tư nhân dẫn đến khó khăn trong việc xác định xử lý trách nhiệm của các cá nhân là người có chức vụ, quyền hạn trong loại hình doanh nghiệp này đối với tội tham ô tài sản.

Hai là, chưa quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và các quy định của VKSND tối cao về “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, các quy chế nghiệp vụ của VKSND tối cao ban hành.

Ba là, chưa có những văn bản quy định cụ thể về quy chế phối hợp với CQĐT trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, biểu hiện “quyền anh, quyền tôi” hoặc tư tưởng hợp tác xuôi chiều không thể hiện được vai trò chế ước trong hoạt động điều tra do pháp luật quy định.

Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng. Để xử lý tội phạm tham nhũng đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản… nhưng nhiều KSV không tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên thiếu kiến thức dẫn đến không linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong công việc. Để nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng, trong thời gian tới Viện kiểm sát các cấp cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, KSV về trách nhiệm, nội dung và phương pháp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng. Hàng năm, VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh phải tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra với các chuyên đề cụ thể, trong đó có chuyên đề về án tham nhũng. Các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng cần tổ chức rút kinh nghiệm trong đơn vị những vụ án làm tốt, những vụ án làm chưa tốt để khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại. Đồng thời chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết án tham nhũng cho đội ngũ KSV tại các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, đặc biệt là kiến thức về kinh tế, tài chính, kế toán, luật chuyên ngành về xây dựng, đầu tư, đất đai, xuất nhập khẩu…

Hai là, lãnh đạo các đơn vị VKSND các cấp cần thường xuyên quán triệt đối với cán bộ thuộc đơn vị mình quản lý thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng; các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra; các Nghị quyết của Quốc hội về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng để mỗi cán bộ KSV nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao.

Ba là, tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành những văn bản cụ thể hướng dẫn xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư đối với từng tội danh cụ thể như nhận hối lộ, tham ô tài sản… Mặt khác, cần phải nâng cao chất lượng bản yêu cầu điều tra bởi trong quá trình điều tra thường phát sinh nhiều vấn đề cần chứng minh nên việc đề ra yêu cầu điều tra là một tất yếu nhằm đảm bảo căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, tránh làm oan người vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Để làm tốt được bản yêu cầu điều tra thì KSV cần phải nắm nội dung vụ án, tiến độ điều tra vụ án, những vấn đề cần phải điều tra làm rõ. Ngoài ra, yêu cầu điều tra phải cụ thể rõ ràng, chỉ rõ công việc phải tiến hành, vấn đề phải chứng minh, chứng cứ, tài liệu phải thu thập và quan trọng vấn đề yêu cầu điều tra phải thực sự cần thiết, đúng pháp luật, có tính khả thi cao, tránh việc đề ra yêu cầu điều tra chung chung mang tính hình thức hoặc yêu cầu không có tính khả thi.

Bốn là, tăng cường quan hệ phối hợp với các CQĐT, thực hiện tốt vai trò chế ước, kiểm soát quyền lực trong hoạt động điều tra. Thực hành quyền công tố phải giữ vai trò chế ước hoạt động điều tra; phải giữ nguyên tắc, không xuôi chiều, nể nang, thỏa hiệp. Nếu không giữ nguyên tắc sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ chống oan sai và bỏ lọt tội phạm là hai xu hướng đã và đang diễn ra trong hoạt động điều tra. Kịp thời và kiên quyết kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, yêu cầu thay đổi ĐTV, yêu cầu xử lý nghiêm ĐTV vi phạm. Để hoạt động phối hợp tốt thì cần thiết phải xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong đó nêu rõ những quy định phối hợp trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ; chế độ hội họp định kỳ, đột xuất để nắm thông tin tình hình, phân loại xử lý nguồn tin về tội phạm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra vụ án. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa KSV và ĐTV trong điều tra, truy tố án tham nhũng theo hướng trước khi ĐTV chuyển hồ sơ sang VKSND đề nghị truy tố bị can theo tội danh mà CQĐT đã viện dẫn thì giữa KSV và ĐTV cần có sự trao đổi trước với nhau để đưa ra được sự thống nhất trong việc định tội danh cũng như phương hướng xử lý vụ án nhằm tránh xảy ra tình trạng hồ sơ phải trả lại điều tra bổ sung nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng điều tra vụ án./.

CHÚ THÍCH

  1. Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát nhân dân.
  2. Xem: http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/vai-tro-cua-vien-kiem-sat-nhan-dan-trong-dau-tranh-phong-chong-tham- nhung-37164.html
  3. Xem: GS.TS. Bùi Minh Thanh, (2017), Sách chuyên khảo: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế trong thời kỳ hội nhập – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.547.
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng
Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng
Thực tiễn bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ góc nhìn của Kiểm sát viên
Thực tiễn bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ góc nhìn của Kiểm sát viên
Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
Pháp luật tố tụng Triều Nguyễn (1802 -1884) - Thành tựu, giá trị và bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hiện nay
Pháp luật tố tụng Triều Nguyễn (1802 -1884) – Thành tựu, giá trị và bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hiện nay
Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay ở các nước trên thế giới
Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay ở các nước trên thế giới
Tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự Từ khóa: Kiểm sát điều tra/ Thực hành quyền công tố/ Vụ án tham nhũng

Previous Post: « Một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các vụ án tai nạn giao thông đường bộ
Next Post: Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng