Mục lục
“Tạm hoãn xuất cảnh” – Đây là biện pháp ngăn chặn mới được bổ sung trong BLTTHS năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm, phù hợp với Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Biện pháp “tạm hoãn xuất cảnh” được áp dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo.
Xem thêm bài viết về “Biện pháp ngăn chặn“, “Tạm hoãn xuất cảnh”
- Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn – PGS.TS. Trần Ngọc Đức
- Biện pháp ngăn chặn “Tạm giam” trong tố tụng hình sự – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Quy định về biện pháp ngăn chặn “Bảo lĩnh” theo Bộ luật Hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Biện pháp ngăn chặn “Tạm giữ” trong Tố tụng hình sự – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
1. Tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.
2. Căn cứ áp dụng
Khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, 30 truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên bị tạm hoãn xuất cảnh.
3. Đối tượng áp dụng
3.1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Mặc dù đây là những người chưa bị khởi tố hình sự nhưng là người bị người khác tố giác hoặc bị cơ quan, tổ chức kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự mà qua việc kiểm tra, xác minh sự việc bị tố giác, kiến nghị khởi tố đó có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
3.2. Bị can bị cáo:
Đây là các đối tượng đã bị khởi tố về hình sự nhưng được tại ngoại điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ thi hành án và họ đang có hành vi chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài nhầm trốn tránh việc xử lý hành vi phạm tội hoặc trốn tránh việc thi hành án.
4. Thẩm quyền quyết định
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn này của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành.
5. Thời hạn
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù./.
Xem thêm bài viết về “Bộ luật Tố tụng hình sự 2015”
- Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Bị can là gì? Các quyền và nghĩa vụ của bị can theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
- Quy định về biện pháp ngăn chặn áp giải, dẫn giải trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – LS. Nguyễn Lan Anh
- Một số vấn đề pháp lý về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Trần Ngọc Lan Trang & ThS. Nguyễn Phương Thảo
- Quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 – TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Like fanpage Luật sư Online tại: https://facebook.com/iluatsu/
Trả lời