• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hình sự » Phân loại chứng cứ và ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

Phân loại chứng cứ và ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

02/01/2020 20/06/2020 LS. Nguyễn Lan Anh Leave a Comment

Mục lục

  • Chứng cứ là gì?
  • 1. Căn cứ mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh
    • 1.1. Chứng cứ trực tiếp
    • 1.2. Chứng cứ gián tiếp
  • 2. Căn cứ xuất xứ của chứng cứ
    • 2.1. Chứng cứ gốc
    • 2.2. Chứng cứ sao chép lại, thuật lại
  • 3. Căn cứ mối quan hệ của chứng cứ với đối tượng bị buộc tội
    • 3.1. Chứng cứ buộc tội
    • 3.2. Chứng cứ gỡ tội
  • Ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

Tùy thuộc vào từng căn cứ phân loại mà người ta phân loại chứng cứ thành: Chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp; Chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội; Chứng cứ gốc, chứng cứ sao chép lại, thuật lại…

Phân loại chứng cứ và ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

  • Nguồn chứng cứ trong pháp luật hình sự là gì?
  • Vật chứng là gì và Tìm hiểu vai trò của vật chứng trong điều tra hình sự
  • Các thuộc tính của chứng cứ trong khoa học hình sự
  • Một số điểm mới về chứng cứ trong BLTTHS năm 2015
  • Đánh giá chứng cứ trường hợp các kết luận giám định khác nhau

TỪ KHÓA: Chứng cứ, Nguồn chứng cứ, Tố tụng hình sự

Chứng cứ là gì?

Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2015:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Tùy thuộc vào từng căn cứ phân loại mà người ta phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau:

1. Căn cứ mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh

Dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh để phân chứng cứ thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.

1.1. Chứng cứ trực tiếp

Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ chỉ thẳng, làm rõ ngay được một trong những vấn đề phải chứng minh, giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thấy ngay được sự kiện xảy ra có phải là sự kiện phạm tội hay không, ai là người phạm tội cũng như những tình tiết khác cần phải chứng minh trong vụ án.

Loại chứng cứ này có thể được xác định bằng lời khai của bị hại, bị can, bị cáo, lời khai của người làm chứng (thường thấy trong các vụ phạm tội quả tang).

Ví dụ: Người làm chứng khai rằng A đã dùng dao đâm chết B. A cũng khai nhận việc mình dùng dao đâm chết B. Những thông tin được xác định bằng các lời khai này là chứng cứ trực tiếp.

Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng cần được thu thập kịp thời và đầy đủ. Bản thân những thông tin do chứng cứ trực tiếp cho ta thấy ngay được tính liên quan của chúng với vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, cho nên khi đánh giá chứng cứ trực tiếp thì vấn đề cơ bản là xem xét về tính khách quan và tính hợp pháp của loại chứng cứ này.

1.2. Chứng cứ gián tiếp

Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ không tự nó làm rõ được ngay tình tiết nào đó của đối tượng chứng minh (tội phạm, người phạm tội…) nhưng khi kết hợp với các chứng cứ khác thì xác định được tình tiết nào đó của đối tượng chứng minh.

Ví dụ: A đã dùng dao đâm chết B. Tại nhà A, Cơ quan điều tra thu được một con dao dính máu. Giám định viên kết luận máu trên con dao này là máu của B. Trong trường hợp này, những thông tin được xác định bởi con dao thu được tại nhà A là chứng cứ gián tiếp.

Chứng cứ gián tiếp thường tản mạn, dễ bị coi thường nhưng do chứng cứ gián tiếp có thể được xác định từ nhiều nguồn khác nhau nên so với chứng cứ trực tiếp thì việc thu thập loại chứng cứ này thường dễ dàng hơn. Những sự kiện do chứng cứ gián tiếp xác định không trực tiếp làm rõ ngay vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như chứng cứ trực tiếp. Do đó, khi đánh giá chứng cứ gián tiếp phải qua hai bước:

  • Thứ nhất, phải xem xét chứng cứ đó có thỏa mãn ba thuộc tính (tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp) hay không; (Xem thêm: 03 thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự)
  • Thứ hai, đánh giá sự kiện do chứng cứ đó xác định trong mối quan hệ với các chứng cứ khác.

Khi sử dụng chứng cứ gián tiếp phải chú ý: Từng chứng cứ phải được xác định thật chắc chắn (không có sự nghi ngờ về các thông tin do nó cung cấp, phải đảm bảo ba thuộc tính của chứng cứ…); cần có nhiều chứng cứ gián tiếp và tất cả các chứng cứ đó phải được phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ (các chứng cứ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả các chứng cứ gián tiếp phải ở trong mối quan hệ nhân quả với sự kiện chính…); trong tổng thể các chứng gián tiếp cùng đi đến một kết luận thống nhất (về tính có lỗi của bị can…), loại trừ mọi việc đưa ra kết luận khác.

Phân loại chứng cứ và ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

2. Căn cứ xuất xứ của chứng cứ

Dựa vào xuất xứ của chứng cứ (lấy từ nguồn nào, do đâu phản ánh) để phân thành chứng cứ gốc, chứng cứ sao chép lại, thuật lại.

2.1. Chứng cứ gốc

Chứng cứ gốc là chứng cứ được rút ra từ nơi phản ánh đầu tiên của nó mà không thông qua một khâu trung gian nào.

Ví dụ: A đánh B bị thương nặng, C nhìn thấy. Lời khai của C về việc đã thấy A gây thương tích cho B là chứng cứ gốc.

2.2. Chứng cứ sao chép lại, thuật lại

Chứng cứ sao chép lại thuật lại là chứng cứ được thu thập không phải từ nguồn phản ánh đầu tiên mà thu thập được qua khâu trung gian.

Ví dụ: Cũng trong vụ án trên, C nhìn thấy sự việc. Khi về nhà C đã kể lại cho V nghe. V đến Cơ quan điều tra khai báo về việc A gây thương tích cho B thì lời khai của V là chứng cứ thuật lại. V phản ánh về sự kiện trong vụ án qua khâu trung gian (được nghe kể lại).

Rõ ràng khi phản ánh qua các khâu trung gian, thông tin sẽ có thể bị biến dạng, bị sai lệch do nhiều yếu tố khác nhau tác động vào quá trình truyền tin. Cho nên, về nguyên tắc đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải thu thập thông tin về tình tiết của vụ án từ nguồn đầu tiên phản ánh. Chứng cứ gốc có giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ sao chép lại, thuật lại. Hiệu lực chứng minh của chứng cứ sao chép lại, thuật lại sẽ giảm dần khi khâu trung gian tăng lên.

Trong một số trường hợp chứng cứ sao chép lại, thuật lại là phương tiện cần thiết cho việc phát hiện các chứng cứ gốc mà thiếu nó sẽ rất khó khăn cho việc làm rõ vụ án. Chứng cứ sao chép lại, thuật lại còn là phương tiện để kiểm tra chứng cứ gốc. Trong một số trường hợp, chứng cứ sao chép lại, thuật lại được sử dụng để thay thế cho chứng cứ gốc nếu chứng cứ gốc không thể tìm lại được.

3. Căn cứ mối quan hệ của chứng cứ với đối tượng bị buộc tội

Dựa vào mối quan hệ của chứng cứ với đối tượng bị buộc tội để phân thành chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.

Việc phân định thành chứng cứ buộc tội và chứng cử gỡ tội chỉ mang tính chất tương đối. Về bản chất thì không có chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội mà tùy thuộc vào hướng sử dụng nó. “Việc phân chia thành chứng cứ buộc tội và gỡ tội là có tính cách giả định cực đoan và nói lên phương hướng sử dụng hay đánh giá chứng cứ đó thì đúng hơn là nói lên bản chất của chúng”.

Bởi vì, bản thân một chứng cứ có thể khai thác ở khía cạnh này là buộc tội nhưng nhìn ở góc độ khác là gỡ tội. Trong quá trình chứng minh lúc đầu là chứng cứ buộc tội sau có thể chuyển thành chứng cứ gỡ tội hoặc ngược lại. Cùng một chứng cứ có thể chứng minh buộc tội bị can, bị cáo này nhưng lại gỡ tội cho người khác. Có chứng cứ không thuộc loại buộc tội cũng không thuộc loại gỡ tội.

Theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội. Khi đánh giá chứng cứ phải đánh giá một cách tổng họp toàn bộ chứng cứ đã thu thập được trong vụ án.

3.1. Chứng cứ buộc tội

Chứng cứ buộc tội là chứng cứ chứng minh rằng một người đã phạm tội, xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo hoặc những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của họ.

3.2. Chứng cứ gỡ tội

Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ chứng minh không có sự việc phạm tội, chứng minh bị can, bị cáo không có hành vi phạm tội, xác định các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.

Ý nghĩa của việc phân loại chứng cứ

Phân loại chứng cứ có một vị trí quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự. Nó giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đúng với quy định của pháp luật và xác định đúng vị trí của chứng cứ trong tổng thể các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự.

Giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được đâu là chứng cứ trực tiếp, gián tiếp, chứng cứ gốc, chứng cứ sao chép lại, thuật lại và chứng cứ buộc tội, gỡ tội để đánh giá được đúng đắn bản chất của sự việc đồng thời giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng kịp thời và thu thập được đầy đủ.

Giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng cần được thu thập kịp thời và đầy đủ…

Giúp cho việc lựa chọn khi thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ một cách tổng hợp toàn diện trong việc chứng minh, tránh được sai lầm dẫn đến sót, lọt, oan sai, đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử được chính xác khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Nếu bạn có câu hỏi hoặc có ý kiến khác về bài viết, vui lòng để lại bình luận ở phần Comment. Xin cảm ơn rất nhiều!

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

[EBOOK] Giáo trình Luật Luật Tố tụng hình sự Việt Nam pdf (Tái bản 2018) – Nguồn: Trường Đại học Luật Hà Nội.
[EBOOK] Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam pdf
Bài viết: Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong Tố tụng hình sự - Một số vấn đề đặt ra
Nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền được im lặng trong Tố tụng hình sự – Một số vấn đề đặt ra
Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự
Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự
Quyền được miễn trừ nghĩa vụ khai báo trong TTHS - quyền cơ bản của công dân, quyền của những người tham gia tố tụng
Quyền được miễn trừ nghĩa vụ khai báo trong TTHS – Quyền cơ bản của công dân, quyền của những người tham gia tố tụng
Quyền được bảo vệ về thông tin cá nhân của người chưa thành niên bị buộc tội trong Luật Quốc tế và luật TTHS Việt Nam
Quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của người dưới 18 bị buộc tội
Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người dưới 18

Chuyên mục: Hình sự Từ khóa: Chứng cứ, Tố tụng hình sự

Previous Post: « Các thuộc tính của chứng cứ trong khoa học hình sự
Next Post: Truy nã là gì? Đối tượng, phạm vi, hình thức và thời hạn truy nã »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • Cạnh tranh
  • Dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
  • Đất đai
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự (188)
    • Luật Hình sự – Phần chung (46)
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm (2)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Luật Tố tụng hình sự (59)
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Kiến thức chung
    • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lao động (29)
  • Luật Thuế (11)
  • Lý luận chung Nhà nước & Pháp luật (123)
  • Môi trường (22)
  • Ngân hàng (9)
  • Pháp luật đại cương (15)
  • Quốc tế (137)
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế (1)
    • Công pháp quốc tế (22)
    • Luật Đầu tư quốc tế (16)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Thương mại quốc tế (54)
    • Tư pháp quốc tế (6)
  • Thương mại (70)
  • Tội phạm học (4)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (7)

Thống kê: iluatsu.com

  • 10 Chuyên mục
  • 1051 Bài viết
  • 2989 Lượt tư vấn

Footer

Bình luận mới nhất:

  • Hoàng Quỳnh trong [EBOOK] Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam pdf
  • Huy trong [EBOOK] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế pdf
  • vân trong [EBOOK] Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam pdf
  • NTN2k trong [EBOOK] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế pdf
  • Đinh Thị Kim Ngân trong [EBOOK] Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam pdf

Bài viết mới:

  • [PDF] Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần chung 15/02/2021
  • Các bước để trở thành Luật sư ở Việt Nam 29/01/2021
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Câu hỏi ôn tập môn Triết học 28/01/2021
  • Tăng cường thực thi pháp luật môi trường tại Việt Nam thông qua nội luật hóa Công ước Basel 1989 27/01/2021
  • Những nội dung mới của BLTTHS 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong TTHS 26/01/2021

Giới thiệu:

Luật sư Online (https://iluatsu.com) là một web/blog cá nhân, chủ yếu chia sẻ tài liệu, kiến thức pháp luật, tình huống pháp lý và đặc biệt là tư vấn luật hoàn toàn miễn phí…  Hi vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trên website và đừng quên ghé thăm thường xuyên bạn nhé! Chúng tôi luôn: Tận tâm – Tận tình – Tận tụy!

Copyright © 2021 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng