• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” là gì?

Tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” là gì?

27/02/2020 17/04/2021 LS. Nguyễn Lan Anh Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Phạm tội có tổ chức là gì?
  • 2. Hình thức phạm tội có tổ chức trong đồng phạm
    • 2.1. Người tổ chức
    • 2.2. Người thực hành
    • 2.2. Người xúi giục
    • 2.2. Người giúp sức
  • 3. Phân biệt Phạm tội có “tổ chức” với một số tội phạm cụ thể
  • 4. Lưu ý khi áp dụng tình tiết “Phạm tội có tổ chức”

Tình tiết “phạm tội có tổ chức” là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 52 BLHS 2015. Vậy phạm tội có tổ chức là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu! Let’s go!

Tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” là gì?

Xem thêm bài viết về “Phạm tội có tổ chức“, “Tình tiết tăng nặng”

  • Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ? – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự – ThS. LS. Phạm Quang Thanh

1. Phạm tội có tổ chức là gì?

Phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, các đối tượng này có sự cấu kết chặt chẽ với nhau.

Theo Nghị quyết 02HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Tình tiết tăng nặng Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì?
  • Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ?
  • Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
  • Tình tiết tăng nặng: “Phạm tội từ 02 lần trở lên”

a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: Đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… Có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

Ví dụ: Sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội.

b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

Ví dụ: Một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; Một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; Một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả.

c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Ví dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; Tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; Giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm.

2. Hình thức phạm tội có tổ chức trong đồng phạm

Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, mỗi một đối tượng phạm tội đều đóng một vai trò nhất định, có thể là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, và những người này được gọi là đồng phạm.

Tuy nhiên với một số trường hợp, phạm tội có đồng phạm nhưng khi xem xét thì các đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức vì thuộc trường hợp đồng phạm mang tính chất giản đơn.

Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức).

Mức độ tăng nặng TNHS phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.

2.1. Người tổ chức

Người tổ chức được xác định là kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Thường là người:

– Khởi xướng việc tội phạm;

– Vạch kế hoạch thực hiện, kế hoạch che giấu tội phạm;

– Rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm;

– Phân công trách nhiệm cho những đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm;

– Điều khiển, chỉ huy hành động của những đồng phạm khác;

– Đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.

2.2. Người thực hành

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc khách quan của cấu thành tội phạm như:

– Trực tiếp cầm dao chém nạn nhân,

– Cầm súng bắn nạn nhân,

– Trực tiếp chiếm đoạt tài sản,

– Trực tiếp nhận hối lộ.

Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện, hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định khác của Bộ luật hình sự. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác phụ thuộc rất lớn vào hành vi của người thực hành.

2.2. Người xúi giục

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục chỉ chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tổ chức khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định tội phạm nhưng vì có người xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ nào cũng là người xúi giục. Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định tội phạm, thì đó không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tổ chức.

Ví dụ: Như A đi nhậu ở nhà bạn về thấy có hai nhóm thanh niên đang đuổi đánh nhau, mặc dù không biết họ là ai nhưng thấy có đánh nhau, A liền hô hào “Đánh chết chúng nó đi”. Hậu quả là hai nhóm thanh niên đánh nhau dẫn đến một người trong đó bị thương tích nặng phải đi cấp cứu và tử vong. Ở đây, hành vi của A hô hào “Đánh chết chúng nó đi” nhưng A không biết họ là ai, không nói là ai đánh chết ai. Việc hô hào của A không phải là xúi giục hành vi phạm tội của nhóm thanh niên, vì hai nhóm thanh niên đã đuổi đánh nhau từ trước, dù A có hô hào hay không thì hai nhóm đó vẫn cứ đánh nhau, không từ bỏ ý định phạm tội, do đó A không phải là người xúi giục mặc dù nhìn qua thì nghĩ rằng A xúi giục nhóm thanh niên phạm tội.

Trường hợp thực hiện hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người bị xúi giục. Nếu xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”.

Ở đây, khi xem xét một hành vi xúi giục thì đó phải là hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là người xúi giục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Còn nếu chỉ có lời nói có tính chất thông báo hoặc gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tội phạm của người thực hiện tội phạm.

2.2. Người giúp sức

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tổ chức thì vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng,  nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn.

Ví dụ: A hứa với B sẽ tiêu thụ toàn bộ số tài sản nếu B trộm cắp được. Như vậy, vì có sự hứa hẹn của A nên đã thúc đẩy B quyết tâm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản vì đã có nơi nhận tiêu thụ tài sản trộm cắp được.

Hành vi tạo điều kiện về tinh thần cho người thực hiện hành vi phạm tội của người giúp sức thường là:

– Hứa hẹn sẽ che giấu tội phạm,

– Hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người phạm tội;

– Hướng dẫn cung cấp cho người phạm tội những thông tin nhằm tạo sự thuận lợi, dễ dàng để thực hiện hành vi phạm tội như nói cho người phạm tội biết chủ nhà thường vắng nhà vào giờ nào để đến trộm cắp, thói quen sinh hoạt của các bị hại…

– Tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là việc thực hiện hành vi cung cấp phương tiện tội phạm như dao, xe máy, xe ô tô… để người phạm tội thực hiện tội phạm.

Tuy nhiên, dù là hành vi tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì đó cũng chỉ là nhằm giúp người thực hiện tội phạm dễ dàng hơn trong việc thực hiện tội phạm chứ không trực tiếp thực hiện.

Do đó, hành vi của người giúp sức trong vụ án đồng phạm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tổ chức không phải là hành vi đóng vai trò chủ chốt.

3. Phân biệt Phạm tội có “tổ chức” với một số tội phạm cụ thể

Đối với một số tội phạm như tổ chức đánh bạc, tổ chức đua xe trái phép… Thì “tổ chức” quy định trong các tội phạm cụ thể nêu ở trên là hành vi phạm tội. Tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức, nhất thiết phải có từ hai người trở lên, là một hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm… Còn tổ chức đánh bạc, tổ chức đua xe trái phép… Có thể chỉ có một người cũng có thể thực hiện được hành vi tổ chức để phạm tội.

Như vậy, hành vi tổ chức trong các tội phạm này không coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do đó tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức” vẫn có thể áp dụng đối với các tội này nếu có đủ dấu hiệu về tình tiết “phạm tội có tổ chức”.

4. Lưu ý khi áp dụng tình tiết “Phạm tội có tổ chức”

Khi xem xét quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này thì cần phải chú ý là: Với vai trò nào thì tất cả những người phạm tội trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “phạm tội có tổ chức”.

Mức độ tăng nặng nhiều hay ít của từng người tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án. Đối với vụ án có nhiều bị can và bị kết án về nhiều tội khác nhau thì cần phân biệt trường hợp nào là phạm tội có tổ chức, trường hợp nào không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức và bị cáo nào phạm tội bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức” (“Phạm tội có tổ chức” không phải là tình tiết định khung hoặc định tội).

Ngoài ra, cần chú ý đối với trường hợp người phạm tội đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác, thì người đó không phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “PTCTC”.

Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi về bài viết, vui lòng để lại comment tại phần bình luận! Thân ái!

Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh

Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu

Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh

Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Tình tiết tăng nặng: “Phạm tội từ 02 lần trở lên”
Tình tiết tăng nặng: “Phạm tội từ 02 lần trở lên”
Quy định của BLHS 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì?
Tình tiết tăng nặng Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì?
Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ?
Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ?

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự - Phần chung Từ khóa: Phạm tội có tổ chức/ Tình tiết tăng nặng

Previous Post: « [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Thương mại hàng hóa và dịch vụ
Next Post: Tình tiết tăng nặng Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2022 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng