Mục lục
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Viết tắt là: BLHS). Vậy phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu! Let’s go!
- Quy định của BLHS 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
- Phạm tội khi say rượu, ngáo đá là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ?
- Tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” là gì?
TỪ KHÓA: Tình tiết tăng nặng, Tố tụng hình sự
1. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì?
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự 1999, đến Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năn 2017) vẫn giữ nguyên tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQHĐTP ngày 12/5/2006 thì tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
– Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
2. Động cơ, mục đích của người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Về vấn đề động cơ, mục đích của người có hành vi được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, xoay quanh việc hiểu như thế nào là lấy việc chiếm đoạt tài sản của người khác làm nghề sống chính và lấy tài sản chiếm đoạt được làm nguồn thu nhập chính (hay chủ yếu).
Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì khi xác định động cơ, mục đích của người bị coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, chúng ta chỉ cần xác định người đó phạm tội vì động cơ vụ lợi, làm giàu bất chính và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính hoặc chủ yếu, chứ không cần yếu tố người đó lấy việc phạm tội là nghề sống chính.
Hoặc chúng ta chỉ cần xác định được người đó phạm tội vì vụ lợi, làm giàu bất chính và lấy việc phạm tội làm nghề sống chính là đủ mà không cần phải chứng minh thêm yếu tố người đó lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính hoặc chủ yếu.
Giải quyết vấn đề này vừa có căn cứ khoa học đồng thời cũng không gây khó khăn lớn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong việc xác định tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, bảo đảm việc đấu tranh chống tội phạm này.
3. Thời hiệu thực hiện tội phạm
Về thời hiệu thực hiện tội phạm, thì không phân biệt các lần phạm tội đó về cùng một tội phạm (hoặc một số tội phạm) đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.
4. Nhân thân người phạm tội
Về nhân thân người phạm tội, người bị áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp có nhân thân rất xấu, thể hiện tính chống đối xã hội cao. Người có nhân thân xấu theo pháp luật hình sự Việt Nam về nguyên tắc chung là người có tiền án, tiền sự (hoặc cả tiền án và tiền sự)./.
Trả lời